Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu hiệu cảnh báo xương yếu

Gãy xương thường xuyên, hay đau nhức, sức cầm nắm yếu là một số triệu chứng điển hình cảnh báo cơ thể có mật độ xương thấp, xương bắt đầu suy yếu.

Hay đau nhức, gãy xương thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng xương yếu. Ảnh: AARP.

Xương yếu là bệnh lý xảy ra do mật độ xương bị suy giảm. Trong khi xương yếu đi là vấn đề thường liên quan đến tuổi già, mọi người ở mọi lứa tuổi đều phải ưu tiên đảm bảo sức khỏe xương và ngăn ngừa xương không bị giòn.

Nhiều người nghĩ đến bệnh loãng xương khi nói đến tình trạng xương yếu đi. Tuy nhiên, bạn không biết rằng xương có thể yếu đi từ rất lâu trước khi bị loãng xương.

Triệu chứng xương yếu

Chia sẻ với The Health Site, tiến sĩ Venkatesh Movva, chuyên gia về y học tái tạo và thể thao, RegenOrthoSport, Hyderabad và Dallas (Ấn Độ), khuyến cáo nếu bạn đang gặp phải bất kỳ điều nào trong số đó, xương có thể yếu hơn mức bình thường:

- Gãy xương thường xuyên, chấn thương do căng thẳng: Nếu bạn bị gãy xương do một nguyên nhân đơn giản như ngã hoặc va chạm nhẹ, xương không đủ chắc khỏe.

- Đau nhức: Thỉnh thoảng đau nhức là bình thường, nhưng nếu bạn liên tục bị đau lưng, hông hoặc đầu gối mà không có lý do, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng xương yếu.

- Sức cầm nắm yếu: Gặp khó khăn khi mở lọ hoặc cảm thấy sức cầm nắm không còn mạnh như trước là dấu hiệu cho thấy sức cầm nắm yếu, liên quan đến mật độ xương thấp.

- Thay đổi tư thế hoặc chiều cao giảm: Nếu bạn nhận thấy mình khom lưng nhiều hơn hoặc thấp đi một chút, xương không còn giữ được độ chắc khỏe như bình thường.

- Chậm lành sau chấn thương: Bác sĩ cảnh báo nếu bạn mất nhiều thời gian hơn bình thường để lành sau khi bị gãy xương hoặc bong gân, xương có thể đang mất đi độ chắc khỏe.

Nguyên nhân gây xương yếu

Tiến sĩ Movva chỉ ra một số yếu tố có thể gây ra tình trạng xương yếu, ngay cả khi bạn không bị loãng xương.

- Không đủ chất dinh dưỡng: Canxi, vitamin D và magiê rất cần thiết cho xương chắc khỏe. Nếu bạn không nhận đủ những chất này, xương sẽ bị ảnh hưởng.

- Ngồi quá nhiều: Lối sống ít vận động có nghĩa là xương không được vận động đủ để duy trì độ chắc khỏe. Các bài tập chịu trọng lượng giúp duy trì mật độ xương.

- Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mãn kinh hoặc nam giới có lượng testosterone thấp có thể bị mất xương mà không hề hay biết.

- Thuốc làm xương yếu: Một số loại thuốc, như steroid, có thể làm giảm sức mạnh của xương theo thời gian.

- Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến sức khỏe xương: Viêm khớp, rối loạn tiêu hóa và các vấn đề về tuyến giáp khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe xương.

Khoảng trống y khoa về một hội chứng quen thuộc

Căng thẳng độc hại là một hội chứng nhiều người gặp phải. Có điều, các nghiên cứu y khoa về vấn đề này chưa toàn diện. Đây là khoảng trống gây khó khăn cho việc điều trị.

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn sách Tầng giếng sâu – cuốn sach mang tới cho người đọc một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về những ảnh hưởng của "nghịch cảnh thời thơ ấu" (ACE) với sức khỏe tinh thần của con người.

Buổi sáng có 7 dấu hiệu này, coi chừng sức khỏe có vấn đề

Nếu thường xuyên thức dậy vào buổi sáng có những biểu hiện bất thường này, bạn không nên phớt lờ vì chúng có thể là tín hiệu cảnh báo sức khỏe đang suy yếu.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm