Các triệu chứng khi mang thai ở mỗi người là khác nhau. Ảnh: Agroweb. |
Các triệu chứng khi mang thai ở mỗi người là khác nhau. Ngoài ra, bạn có thể xuất hiện triệu chứng khác nhau từ lần mang thai này sang lần mang thai tiếp theo. Mặc dù vậy, phụ nữ vẫn có những triệu chứng nhất định thường gặp khi mang thai.
Bài viết này thảo luận về các triệu chứng có thể xảy ra trong một thai kỳ khỏe mạnh bình thường.
Những triệu chứng thường gặp trong thời kỳ đầu mang thai
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm:
- Buồn nôn, có hoặc không kèm theo nôn: Đây được gọi là "ốm nghén", nhưng nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Đa số ốm nghén chỉ kéo dài trong vài tháng đầu của thai kỳ.
- Chậm kinh: Nếu bạn đang trong độ tuổi sinh đẻ nhưng đã hơn một tuần trôi qua vẫn không thấy xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể đã mang thai. Tuy nhiên, với những người có chu kỳ kinh không đều, triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn, chưa chắc chắn chính xác.
- Ngực to lên và cảm thấy đau.
- Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.
- Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.
- Chuột rút nhẹ ở bụng dưới.
Nhiều triệu chứng khác nhau có thể xảy ra sau đó trong thai kỳ, bao gồm:
- Ợ chua hoặc khó tiêu: Cảm giác này có thể giống như nóng rát ở ngực hoặc cổ họng, hoặc đau ở dạ dày hay ngực của bạn.
- Táo bón, có nghĩa là khó đi ngoài.
- Bệnh trĩ: Tình trạng sưng các tĩnh mạch ở trực tràng có thể gây đau hoặc ngứa. Chúng có thể chảy một chút máu khi bạn đi ngoài.
- Nghẹt mũi và chảy máu cam.
- Cảm thấy khó thở: Tình trạng này có thể tồi tệ hơn từ khi quá trình mang thai của bạn tiến triển.
- Đau lưng dưới, chuột rút chân.
- Khó ngủ, nhức đầu.
- Chảy máu nướu răng của bạn.
- Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường hoặc vào ban đêm;
- Cảm thấy mệt.
- Tóc của bạn ngày càng dày hơn.
- Sưng nhẹ ở bàn chân hoặc mắt cá chân.
- Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân hoặc cẳng chân.
- Giãn tĩnh mạch, là các tĩnh mạch bị sưng và xoắn.
- Các cơn co thắt "giả": Tử cung co thắt lại tạo ra các cơn co thắt. Điều này có thể gây đau và khiến bụng có cảm giác cứng. Các cơn co thắt "giả", còn được gọi là cơn co thắt "Braxton Hicks", không có nghĩa là bạn đang chuyển dạ. Đây là những cơn co thắt khác với "thật", có nghĩa bạn đang chuyển dạ.
- Thay đổi da: Da có thể có nhiều thay đổi trong thai kỳ. Những thay đổi này bao gồm:
- Thay đổi màu da: Lòng bàn tay của bạn có thể chuyển sang màu hồng hoặc đỏ. Ngoài ra, da trên các bộ phận trên cơ thể bạn có thể chuyển sang màu sẫm hơn. Điều này bao gồm các vùng trên mặt hoặc xung quanh núm vú của bạn.
- Một đường sẫm màu trên bụng của bạn, có thể đi từ rốn đến vùng mu.
Da có thể có nhiều thay đổi trong thai kỳ. Ảnh: Kumparan. |
- Rạn da: Chúng trông giống như những đường màu đỏ và phổ biến nhất trên bụng, vú và đùi.
- Các tĩnh mạch mạng nhện: Trông giống như mạng nhện nhỏ màu đỏ trên da, chúng phổ biến nhất ở cổ, mặt, ngực trên, cánh tay và bàn tay.
- Thẻ da: Đây là những nốt sần nhỏ của da bình thường
Khi nào cần tư vấn của bác sĩ?
Bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nếu:
- Chảy máu âm đạo.
- Có dịch rò rỉ từ âm đạo của bạn.
- Không cảm thấy em bé của bạn di chuyển xung quanh nhiều như trước đây.
- Đau lưng hoặc đau bụng không thuyên giảm với những việc bạn có thể tự thử sức mình như nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế.
- Cảm thấy ngất xỉu hoặc chóng mặt.
- Chứng ợ nóng không thuyên giảm khi bạn dùng thuốc kháng axit.
- Đau đầu không thuyên giảm sau khi bạn nghỉ ngơi một giờ trong phòng tối và yên tĩnh.
- Đau khi đi tiểu hoặc tiểu ra máu.
- Bị sốt.
- Có các cơn co thắt mạnh hơn và thường xuyên hơn.
- Đau khi bạn thở.
- Nhìn thấy các điểm tối hoặc các tia sáng lóe lên hoặc nhìn mờ.
- Có lo ngại về sự thay đổi sức khỏe của bạn (ví dụ, nôn mửa hoặc phát ban mới).
Bài viết do TS.DS Nguyễn Trang Thúy, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cung cấp thông tin.
Sách về nghề y
Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:
Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.
Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.