Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Dấu hiệu dễ nhầm lẫn giữa bệnh sởi và thủy đậu

Tôi được biết bệnh sởi và thủy đậu đều gây ra các nốt phát ban, mụn nước tương tự nhau. Xin hỏi làm thế nào để phân biệt được 2 loại bệnh này?

Tôi được biết bệnh sởi và thủy đậu đều gây ra các nốt phát ban, mụn nước tương tự nhau. Xin hỏi làm thế nào để phân biệt được 2 loại bệnh này?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)

Bệnh thủy đậu do virus varicella-zoster (VZV) gây ra. Trong khi đó, bệnh sởi do virus sởi gây ra. Cả 2 loại virus đều có trong không khí, do đó, bạn có thể nhiễm virus nếu hít phải những giọt bắn từ đường hô hấp của người bệnh.

90% người chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vaccine có nguy cơ cao mắc bệnh này nếu tiếp xúc gần với người bệnh.

Bệnh sởi cũng dễ lây lan đến mức nếu một người mắc bệnh này, có tới 9/10 người xung quanh họ cũng sẽ bị nhiễm bệnh nếu không được bảo vệ bằng cách đeo khẩu trang hoặc tiêm vaccine.

Người mắc bệnh thủy đậu có thể truyền virus cho người khác trong vòng 2 ngày trước khi phát ban và cho đến khi tất cả mụn nước vỡ ra cũng như đóng vảy. Người mắc bệnh sởi có thể truyền virus cho người khác trong vòng 4 ngày trước khi phát ban và thêm 4 ngày nữa sau khi các vết ban xuất hiện.

Cả 2 bệnh này đều có triệu chứng phát ban, nhưng hình dạng những đốm ban sẽ khác nhau tùy theo từng tình trạng. Chúng cũng có nhiều triệu chứng giống nhau nhưng thời điểm xảy ra và tình trạng lại khác nhau.

Triệu chứngThủy đậuSởi
SốtThường là 38-39 độ CCó thể lên đến 40 độ C
Phát banVết ban đỏ, xuất hiện đầu tiên ở ngực, mặt, lưng, sau đó lây lan khắp cơ thểĐốm ban đỏ dọc theo đường chân tóc trên trán, có thể chứa dịch lỏng
Tổn thương trong miệngMụn nước có thể phát triểnĐốm Koplik (đốm nhỏ màu đỏ với tâm trắng xanh)
Chảy mũi, đau họng, ho và đau mắt đỏKhông có
Đau đầu, chán ăn, mệt mỏiKhông có
Soi va thuy dau anh 1

Các triệu chứng xuất hiện ở thủy đậu và sởi. Ảnh minh họa: Medical News Today.

Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?

Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.

Có ai bị thủy đậu đến 2 lần?

Gia đình tôi đang có người mắc thủy đậu. Xin hỏi tôi từng bị bệnh này khi còn nhỏ, vậy tôi có nguy cơ tái nhiễm không?

Độc giả Xuân Hòa

Bạn có thể quan tâm