Khối u não chèn ép hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến thị lực và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Ảnh minh họa: Pexels. |
Tiểu Vi, 21 tuổi, đến từ Quảng Đông (Trung Quốc), bị rối loạn kinh nguyệt và bài tiết từ thời trung học. Tiểu Vi cho biết cô có kinh nguyệt 2-3 lần/tháng, mỗi ngày thường đi vệ sinh 10-20 lần.
Một năm trước, tuyến vú của Tiểu Vi đột ngột tiết sữa, thị lực giảm sút nghiêm trọng, trong đó, mắt trái chỉ còn nhìn thấy ánh sáng lờ mờ. Sau khi đi thăm khám, cô gái bất ngờ khi được chẩn đoán bị u não.
Các bác sĩ phát hiện Tiểu Vi có khối u tuyến yên, đường kính gần 4 cm. Khối u này chèn ép hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến thị lực của cô gái. Ngoài ra, chúng còn khiến nữ bệnh nhân bị đa niệu, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và có nguy cơ vô sinh.
Bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u cho Tiểu Vi. Cô gái hiện phục hồi tốt sau ca mổ. Bác sĩ Lỗ Minh, Phó viện trưởng Bệnh viện Tam Cửu (Quảng Đông, Trung Quốc), cho biết kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe của phụ nữ.
Trong trường hợp sức khỏe bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là khoảng 28 ngày, mỗi chu kỳ kéo dài từ 2-8 ngày và chỉ có kinh mỗi tháng một lần. Vì vậy, phụ nữ cần phải chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình và đi thăm khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.
Tuyến yên có nhiều loại tế bào tuyến khác nhau, mỗi loại tế bào tuyến tiết một loại nội tiết tố (hormone) tương ứng và tác động lên các cơ quan hay tuyến nội tiết khác của cơ thể. U tuyến yên là khối u phát triển từ tế bào tuyến yên. Đây là u lành tính, phát triển chậm.
Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, đồng thời cung cấp các kiến thức, phương pháp, chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết...