Con tôi 4 tuổi, đã tiêm 3 trong 1 nhưng vẫn mắc sởi thì có thể điều trị ở nhà được hay không? Trong trường hợp nào phụ huynh cần đưa trẻ nhập viện gấp, thưa bác sĩ?
Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi loại virus có tính lây lan cao, dễ truyền từ người bệnh sang người lành qua giọt bắn, dịch tiết bệnh nhân thải ra khi ho hoặc hắt hơi.
Bệnh rất dễ tạo thành dịch, đặc biệt ở những nơi tập trung nhiều trẻ em. Sốt phát ban sởi ban đầu khá lành tính, nhưng nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng.
Dưới đây là một số lưu ý khi cha mẹ chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi:
- Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở phòng cách ly, tránh gió lạnh
- Uống thuốc hạ sốt khi sốt cao
- Dùng thức ăn mềm để bảo vệ đường tiêu hóa
- Thường xuyên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc trực tiếp
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện sức đề kháng
- Đực biệt, tăng cường vitamin A nhằm hỗ trợ mắt cho trẻ
- Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt tránh lạm dụng kháng sinh hoặc tin tưởng bài thuốc dân gian
- Dọn dẹp phòng bệnh sạch sẽ, thông thoáng, không cần quá kiêng tắm, kiêng gió.
Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, phụ huynh cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện của con. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị ngay nếu có các dấu hiệu sau:
- Sốt cao liên tục
- Ho nhiều và khó thở
- Tiêu chảy mất nước
- Ban sởi bay hết nhưng vẫn sốt
- Có dấu hiệu biến chứng các bộ phận như tai, phổi, tiêu hóa, mắt... (viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, đi cầu phân đen...)
'Vệ sĩ' vô hình của con người
Nếu có hệ miễn dịch ổn định, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây nên. Bạn sẽ khỏe mạnh mà không cần tới thuốc men.
Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.