Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột gây tiêu chảy, viêm và ăn sâu các lớp thành ruột. Lâu dài, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến ảnh hưởng tính mạng.

Chế độ ăn kiêng và căng thẳng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột.

Viêm ruột là một phần trong bệnh lý viêm đường tiêu hóa. Bệnh viêm ruột gây tiêu chảy, viêm và ăn sâu các lớp thành ruột. Lâu dài, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm ruột do đâu?

Hiện nguyên nhân gây bệnh viêm ruột chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố sau được xem là nguyên nhân khởi phát gây bệnh viêm ruột bao gồm:

Do chế độ ăn

Chế độ ăn: Ăn nhiều chất béo hoặc thực phẩm tinh chế có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột.

Chế độ ăn kiêng và căng thẳng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đặc trưng khí hậu, những người sống ở miền Bắc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người sống ở miền Nam.

Do virus

Bệnh viêm ruột còn có thể do virus. Một số loại virus phổ biến gây viêm ruột có thể kể đến là:

  • Salmonella: Là vi khuẩn đường ruột thường gây ra các bệnh như thương hàn, nhiễm trùng máu, ngộ độc thực phẩm và viêm ruột. Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân nhiễm Salmonella là tiêu chảy, buồn nôn và nôn, thường xuất hiện sau 12 đến 36 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm chứa vi khuẩn.
  • Escherichia coli (hay E. Coli): Chúng sinh sống chủ yếu trong hệ thống đường ruột và có số lượng lớn nhất trong hệ vi sinh vật của cơ thể. Bình thường, vi khuẩn E. Coli không gây hại. Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện vấn đề có thể tạo ra điều kiện thích hợp cho sự xâm nhập, sinh trưởng của một số nhóm vi khuẩn E. Coli, có khả năng sản xuất độc tố gây tiêu chảy ở người và gia súc. E. Coli có thể gây nên những triệu chứng như đau bụng và sốt, nghiêm trọng hơn là đi ngoài ra máu hoặc suy thận.
  • Campylobacter jejuni (C. jejuni): Là một tác nhân gây viêm ruột cấp tính, xâm nhập vào cơ thể do ăn uống các thức ăn và nước bị nhiễm khuẩn, hoặc do tiếp xúc với động vật. Bệnh viêm ruột do C. jejuni gây tiêu chảy cấp ở người, đặc biệt ở trẻ em và khách du lịch từ các nước phát triển đến các nước nhiệt đới.
  • Shigella: Vi khuẩn gây bệnh lỵ trực khuẩn ảnh hưởng đến ruột. Shigella được xem là tác nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2006, Shigella là nguyên nhân gây ra 165 triệu trường hợp lỵ nặng, một triệu trường hợp trong số đó đã không qua khỏi.

Yếu tố di truyền

Bệnh viêm ruột có xu hướng di truyền. Nguy cơ mắc bệnh viêm ruột của một người sẽ cao hơn nếu trong gia đình có người từng bị viêm ruột. Có khoảng 5% đến 20% số người mắc bệnh viêm ruột có người thân cấp 1 (bố, mẹ, con cái, anh chị em ruột) từng mắc bệnh. Một số yếu tố rủi ro trong di truyền khác là:

  • Nguy cơ di truyền của bệnh Crohn cao hơn so với viêm loét đại tràng.
  • Nguy cơ mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng cao hơn nếu ba mẹ đều mắc bệnh viêm ruột.

Mặc dù yếu tố di truyền được xem là một trong nhiều nguyên nhân khởi phát bệnh viêm ruột, vẫn không thể dựa vào đó để dự đoán ai có thể mắc bệnh Crohn.

dau hieu viem ruot anh 1

Bệnh viêm ruột kéo dài lâu ngày không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh hoạ: Shutterstock.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột

Viêm ruột là bệnh đường tiêu hóa thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác, như:

  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh viêm ruột
  • Có tiền sử viêm ruột
  • Đi du lịch tới những vùng thịnh hành bệnh viêm ruột
  • Sử dụng nước chưa qua xử lý hoặc nguồn nước bị ô nhiễm

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm ruột

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm ruột là tiêu chảy đôi khi kèm máu và cảm giác đau bụng. Cơn đau bụng có thể xảy ra từ mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng khiến người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày. Nếu tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm sẽ khiến người bệnh mất nước, tim đập nhanh và tụt huyết áp. Trong trường hợp trong phân có máu, người bệnh tiêu chảy kéo dài có thể khiến bị mất máu.

Ngoài tiêu chảy, người bệnh viêm ruột còn có thể gặp tình trạng táo bón. Tình trạng này thường xảy ra ở người bệnh Crohn do kết quả của sự tắc nghẽn tại một phần nào đó của ruột. Ở viêm ruột kết gây loét, táo bón có thể là triệu chứng của viêm trực tràng.

Sốt, chán ăn, kiệt sức, chán ăn bất ngờ, chảy máu hoặc tiết ra dịch nhầy ở trực tràng cũng là dấu hiệu của bệnh viêm ruột.

Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Đường tiêu hóa xảy ra tình trạng loét ở nhiều cơ quan từ miệng đến hậu môn. Xuất hiện lỗ rò quanh hậu môn, tiết dịch và gây đau.
  • Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh tiến triển, điển hình: Viêm da, viêm khớp là các triệu chứng nặng mà người bệnh có thể gặp phải. Thiếu máu dẫn đến giảm khả năng vận động, khó thở.

Các triệu chứng trên đây chỉ mang tính chất gợi ý, biểu hiện bệnh của từng người có thể khác nhau. Khi gặp các triệu chứng bất thường, cần thăm khám càng sớm càng tốt để được điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Lời khuyên thầy thuốc

Để phòng tránh bệnh viêm đường ruột nên áp dụng những biện pháp như sau:

  • Uống nước đã được đun chín, chế biến hợp vệ sinh và không nên sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như nước giếng, nước suối, ao hồ...
  • Trước, sau khi nấu ăn và đi vệ sinh cần phải rửa tay cẩn thận bằng xà phòng sát khuẩn
  • Ăn thực phẩm đã được chế biến kỹ, hợp vệ sinh và bảo quản thức ăn trong tủ lạnh nếu chưa dùng đến
  • Không nên hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu
  • Ngoài ra, cần tập thể dục và vận động thường xuyên nhằm kích thích nhu động ruột, tăng cường miễn dịch, cải thiện tâm trạng, tránh stress. Thăm khám tiêu hóa định kỳ 6-12 tháng/lần để tầm soát và theo dõi các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung.

Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình (Nhà xuất bản Công Thương liên kết công ty Cổ phần Sách Thái Hà Books) tham dự Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ năm. Giải thưởng dự kiến trao vào đầu tháng 10.

Một nạn nhân trong vụ lũ quét Làng Nủ không qua khỏi

Nam bệnh nhân 31 tuổi đã không thể qua khỏi vì tình trạng chấn thương quá nặng. Trường hợp còn lại cũng nguy kịch.

https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-nhan-biet-benh-viem-ruot-169240909195443437.htm

BS Nguyễn Phương Anh / Sức khỏe và Đời sống

Bạn có thể quan tâm