Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Dấu hiệu nhận biết cơn hen mùa lạnh

Hen phế quản (suyễn) là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em, có thể gây ra biến chứng hô hấp lên phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Con tôi 2 tuổi, mới được chẩn đoán bị hen trong khi cháu chỉ ho nhiều về đêm, ban ngày bình thường, gia đình lại không có ai có tiền sử bị hen. Tôi rất lo lắng!

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế)

Bệnh hen dễ gặp ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen cũng cao gấp đôi người lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chẩn đoán hen ở trẻ em thường bị chậm trễ, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi.

Nhiều trẻ vì được phát hiện và điều trị muộn thường xuyên bị lên cơn, phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong.

Bệnh hen có nhiều nguyên nhân chính:

- Di truyền, yếu tố gia đình: Yếu tố di truyền trong bệnh hen rất lớn. Người bị hen có thể do di truyền, trong gia đình cũng có người mắc các bệnh dị ứng như mề đay, mẩn ngứa, dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng theo mùa. Đặc biệt, nếu bố, mẹ hoặc cả hai có bệnh hen, tỷ lệ con cái mắc hen cũng cao.

- Yếu tố cơ địa: Nhiều trường hợp trẻ bị bệnh hen là do cơ địa. Khoảng từ 30-60% trẻ em bị chàm sữa sau này có thể bị hen suyễn. Các trẻ đã bị viêm mũi dị ứng, viêm phế quản co thắt, thể tạng tăng tiết dịch cũng nhiều khả năng bị mắc bệnh hen.

- Tiếp xúc với dị nguyên: Nhiều trẻ bị hen khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi, lông chó, mèo, phấn hoa, khói bếp, khói thuốc, thời tiết thay đổi thất thường, không khí lạnh.

Việc dùng một số thuốc chữa bệnh cũng có những tác dụng phụ gây kích phát cơn hen. Bệnh hen cũng có thể do các vi sinh vật có trong không khí (vi khuẩn, virus, nấm mốc) gây ra.

- Sử dụng thực phẩm: Tôm, cua, ốc, ếch... là một số loại thực phẩm hay được nhắc đến như là một nguy cơ gây hen suyễn tái phát.

Phụ huynh có thể phát hiện các triệu chứng hen ở trẻ khi ho. Lúc này, con thường có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng,...).

Trong trường hợp con bị ho tái đi tái lại nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát (khi thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức, hay khi ăn trúng một thức ăn nào đó,...), phụ huynh cần nghi ngờ con mắc bệnh hen.

Đặc biệt, ho tái đi tái lại là triệu chứng khá đặc trưng nhưng lại thường bị bỏ sót do mọi người nghĩ trẻ dễ bị ho hắng thoáng qua…

Ở trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh cần nghĩ đến hen khi trẻ bị khò khè tái phát liên tục 3 lần, ngay cả khi trong gia đình không có ai bị hen, dị ứng.

Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh hen chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác. Một số nhà chuyên môn thường gọi đây là “hen dạng ho", một thể khá đặc biệt của bệnh và thường bị bỏ sót.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, đồng thời cung cấp các kiến thức, phương pháp, chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết...

Suýt bị cắt gan do nhầm sán là ung thư

Người đàn ông quê Thái Bình đi khám ở nhiều nơi, phát hiện gan có khối dịch nghi ngờ ung thư, đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng mới biết mắc sán lá gan.

Độc giả Hữu Linh

Bạn có thể quan tâm