Bệnh gặp ở người lao động trí óc nhiều hơn lao động chân tay, ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, nam chiếm nhiều hơn nữ, tuổi thường gặp 20-50 tuổi.
Dấu hiệu thường gặp nhất của suy nhược thần kinh là mệt mỏi. Mệt mỏi là trạng thái cơ thể mà mọi người đều có: ở người bình thường do vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng nề dẫn đến mệt mỏi. Mệt mỏi bình thường thì dễ phục hồi, chỉ cần có thời gian nghỉ ngơi điều chỉnh, bổ sung dinh dưỡng, ngủ một giấc sẽ lấy lại sức lực như cũ.Khi có biểu hiện suy nhược thần kinh, cần đến khoa tâm thần để được khám và điều trị sớm. Ảnh: Trần Minh. |
Khả năng làm việc giảm sút do tình trạng mệt mỏi, giảm khả năng tập trung. Đi kèm với mệt mỏi là tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đôi khi tiêu chảy, táo bón, kinh nguyệt không đều, chóng mặt, thiếu máu... khiến người bệnh hoài nghi có bệnh nặng trong cơ thể, nhưng thăm khám và làm các xét nghiệm thăm dò chỉ phát hiện một vài vấn đề rất nhỏ.
Một biểu hiện rất điển hình nữa của suy nhược thần kinh là người bệnh luôn nghĩ rằng mình có bệnh như: khi đau đầu cho là hay là mình bị u não, hồi hộp cho là bị bệnh tim, khó chịu trong dạ dày cho là bị viêm loét hoặc ung thư dạ dày.
Mặc dù đã được khám toàn diện cẩn thận xét nghiệm nhiều lần, thậm chí chụp CT, điện não đồ, kiểm tra cộng hưởng từ... đều cho thấy các tổ chức cơ quan hoàn toàn tốt, nhưng vẫn không thể loại bỏ được hoài nghi trong đầu người bệnh. Họ cho rằng bệnh của mình rất đặc biệt và vẫn tìm cách gì đó để được khám bệnh và tìm ra bệnh.
Ăn uống, ngủ, học tập, làm việc hợp lý để phòng tránh suy nhược thần kinh.
Nguyên nhân của bệnh phần lớn là do áp lực tinh thần, vì vậy để phòng bệnh cần giải quyết vấn đề tinh thần trước. Muốn loại bỏ sự mệt mỏi do suy nhược thần kinh phải bắt đầu từ vấn đề điều chỉnh tâm lý trên khía cạnh tinh thần.
Bệnh thần kinh suy nhược có thể chữa khỏi và phòng ngừa được.
Người bệnh suy nhược thần kinh cần chú ý đến những điểm sau đây: xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong gia đình, cơ quan, tập thể, tránh các chấn thương tâm thần mạn tính.
Khắc phục các tình trạng căng thẳng, cảm xúc mệt mỏi. Phối hợp hài hòa giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa lao động với nghỉ ngơi giải trí.
Nên tránh tiếng ồn, tiếng động trong khi làm việc cũng như ở môi trường sống, đảm bảo giấc ngủ tốt, rèn luyện thân thể thường xuyên, phát hiện điều trị kịp thời các bệnh thực thể.