1. Sử dụng ngôn ngữ của riêng mình để bày tỏ cảm xúc: Những đứa trẻ có EQ cao rất giỏi trong việc nhận biết và bày tỏ cảm xúc của mình bằng lời nói. Nghiên cứu chỉ ra các em giỏi làm chủ bản thân vì hiểu mình đang cảm thấy thế nào và nên bày tỏ ra sao. Lựa chọn từ ngữ càng cụ thể, chứng tỏ trẻ có cái nhìn sâu sắc về chính bản thân mình và biết cách xử lý điều đó. Ảnh: Parents. |
2. Giỏi "nhìn thấu" cảm xúc của người khác: Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao có khả năng nhìn ra những cảm xúc của người khác, chỉ bằng các tín hiệu phi ngôn ngữ. Nhà tâm lý học giáo dục Michele Borba khẳng định khi những đứa trẻ đọc được cảm xúc của người khác, các em sẽ bày tỏ sự đồng cảm theo những cách rất riêng. Thậm chí, các em sẵn sàng lắng nghe người khác tâm sự và giúp họ giải tỏa cảm xúc của mình. Ảnh: HuffPost. |
3. Nhìn nhận mọi thứ theo góc nhìn của người khác: Michele Borba cho biết những đứa trẻ EQ cao có thể tự đặt vị trí của mình vào hoàn cảnh người khác, cảm nhận những điều họ thấy và nghĩ về thế giới. Qua đó, các em biết cách xử lý xung đột trong hòa bình, ít phán xét người khác, coi trọng sự khác biệt. Các em cũng sẵn sàng lên tiếng cho người những yếu thế và an ủi họ. "Làm chủ cách nhìn nhận của bản thân là một phần quan trọng trong việc kết nối và quan tâm người khác. Đây là một thói quen trẻ cần có trong cuộc sống", nhà tâm lý học nói với HuffPost. Ảnh: Kidscreen. |
4. Biết kiểm soát cảm xúc cá nhân: Đôi khi, người lớn cũng gặp khó khăn trong việc tự xoa dịu bản thân khi căng thẳng, bực bội. Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao sẽ điều chỉnh cảm xúc của mình theo những cách rất riêng như hít thở sâu, bỏ đi khi bị kích động hoặc nói "tôi cần nghỉ ngơi" thay vì la hét, tức giận. Nói cách khác, trẻ EQ cao thường ít phản ứng bốc đồng hơn bạn cùng lứa tuổi. Các em có thể nhận ra những cảm xúc của bản thân và hiểu mình nên cư xử thế nào. Ảnh: Amelia's Picks. |
5. Biết từ chối người khác: Trẻ EQ cao có xu hướng tạo ra các ranh giới cá nhân rõ ràng và biết nói "không" trong những trường hợp cần thiết. Ví dụ, nếu không muốn chia sẻ đồ chơi với người khác, các em sẽ nói rõ lý do cụ thể và nhấn mạnh ý kiến của mình, thay vì la hét, gào khóc hoặc sử dụng bạo lực. "Thông thường, những đứa trẻ này có thể tạo ra những giới hạn hợp lý cho bản thân, biết cách tôn trọng người khác, quyết đoán và sẵn sàng lắng nghe", nhà trị liệu tâm lý Brandon Jones nói. Ảnh: Parents. |
6. Biết đối phó với những người "độc hại": Những đứa trẻ EQ cao sẽ kiểm soát tương tác với những kẻ "độc hại" bằng cách tự kiểm soát cảm xúc bản thân. Khi đối diện với những nhân vật đó, các em sẽ tìm cách tiếp cận tình huống hơp lý, không cho phép cảm xúc cá nhân "châm ngòi" xung đột, cãi vã. Ngoài ra, các em xem xét các khía cạnh để tìm tiếng nói chung và đưa ra cách giải quyết vấn đề. Ảnh: Parentology. |