Nghẹt mũi là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ảnh: Intergrishealth. |
Nghẹt mũi thường vô hại, nhưng đôi khi có thể gây khó chịu, khiến trẻ sơ sinh thở khò khè hoặc nhanh. Em bé có thể bị nghẹt mũi hoặc nghe như thể tắc nghẽn ở ngực. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nơi tắc nghẽn xảy ra. Nếu em bé vui vẻ và bú/ăn uống bình thường, điều này không có vấn đề và em bé có thể ổn.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi
Có thể có một số lý do khiến em bé bị tắc nghẽn, nghẹt mũi. Theo Medical News Today, bất cứ thứ gì gây kích ứng hoặc viêm mũi đều có thể gây nghẹt mũi. Đường hô hấp của trẻ sơ sinh còn nhỏ và chưa trưởng thành nên chúng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc làm sạch xoang. Ngay cả một chút chất nhầy cũng có thể gây nghẹt mũi đáng chú ý với chiếc mũi nhỏ như vậy.
Mặc dù tình trạng này có thể gây khó chịu, điều đó có nghĩa là cơ thể đang thực hiện công việc của mình vì chất nhầy và viêm nhiễm là cách cơ thể loại bỏ vi trùng và chất gây dị ứng.
- Các chất kích thích phổ biến như bụi, nước hoa, khói: Phổi và hệ hô hấp của trẻ sơ sinh còn non nớt nên rất nhạy cảm với các chất kích thích trong không khí. Chất lượng không khí thấp thực sự có thể gây chứng nghẹt mũi của trẻ.
Các chất kích thích như không khí nóng, khô, thuốc lá hoặc khói nấu ăn hoặc các chất kích thích môi trường khác trong không khí có thể khiến bé khó thở hơn và gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng nghẹt mũi ở bé.
- Cảm lạnh thông thường hoặc cúm: Nếu con bạn không bị tắc nghẽn mạn tính, các triệu chứng của chúng có thể là kết quả của cảm lạnh thông thường. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch của con bằng sữa mẹ, thực phẩm bổ sung men vi sinh và thực phẩm lành mạnh nếu chúng đang ăn dặm.
- Virus hợp bào hô hấp (RSV): RSV tương tự cảm lạnh thông thường - một trong những dấu hiệu lớn nhất là có nhiều chất nhầy và xung huyết. RSV là bệnh phổ biến và thường tự biến mất sau 1-2 tuần, nhưng có thể nhanh chóng chuyển thành tình trạng nghiêm trọng.
Khi điều này xảy ra, virus có thể biến thành viêm tiểu phế quản, viêm sâu trong phổi gây ho dữ dội, thở nông và thở khò khè. Những triệu chứng này cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Trẻ sơ sinh dễ bị nghẹt mũi khi nhiễm virus cảm lạnh, virus hợp bào hô hấp. Ảnh: Firstcryparenting. |
Dấu hiệu trẻ bị nghẹt mũi cần được chăm sóc y tế
Hầu hết trường hợp nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là nhẹ và khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, cha mẹ có thể hỏi bác sĩ nếu tình trạng nghiêm trọng hoặc kéo dài trong một thời gian, đặc biệt nếu lo lắng về khả năng thở của con.
Đôi khi nghẹt mũi có thể làm trẻ khó thở, đây là tín hiệu rõ ràng để đưa trẻ đến bác sĩ - bất kể nguyên nhân là gì. Nếu trẻ ho nhiều và không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần để ý đến hiện tượng xì mũi của con. Nếu lỗ mũi của trẻ sơ sinh phập phồng mỗi khi thở và chúng bị co lại ở quanh vùng xương sườn, điều này có nghĩa là trẻ đang làm việc quá sức để thở và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Bên cạnh đó, nếu con càu nhàu mỗi khi thở, đây cũng là mối lo ngại nghiêm trọng và cha mẹ nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức cho con mình.
Một số vấn đề về hô hấp khác có thể cảnh báo bất thường ở trẻ, bao gồm:
- Nhịp thở hơn 60 nhịp mỗi phút gây cản trở việc cho ăn hoặc ngủ; trẻ sơ sinh thở nhanh hơn trẻ lớn, thường với tốc độ 40 nhịp thở mỗi phút hoặc 20-40 nhịp thở trong khi ngủ.
- Thở nhanh hoặc khó khăn khiến việc ăn uống trở nên khó khăn.
- Da có màu xanh, đặc biệt là quanh môi hoặc lỗ mũi.
- Đi tiểu ít, bắt đầu nôn mửa hoặc bị sốt.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.