Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dạy trẻ đi trên thuỷ tinh: Ai chọn sách, người đó chịu

Sự việc dạy trẻ đi trên thủy tinh khiến dư luận tập trung chỉ trích mạnh mẽ ông Phan Quốc Việt, chủ biên quyển sách dạy kỹ năng sống và Bộ GD&ĐT.

Cũng chẳng oan uổng gì, nhưng mọi người nhớ cho trách nhiệm chính thuộc về nhà trường, đơn vị chọn bộ sách tham khảo ấy để sử dụng.

Đã có ai thống kê xem hiện có bao nhiêu trường sử dụng bộ sách nói trên, quy trình lựa chọn và quan điểm của nhà trường như thế nào khi quyết định sử dụng bộ sách này?

Đến người dân bình thường cũng thấy không ổn với một vài nội dung trong sách Kỹ năng sống của TS Phan Quốc Việt. Do đó không lý gì các thầy các cô, được đào tạo bài bản, lại không nhận ra điều đó.

Ảnh: VOV.

Xin thưa, đây mới chỉ là sách tham khảo. Tới đây theo lộ trình đổi mới chương trình sách giáo khoa (CT- SGK), ngành giáo dục sẽ triển khai chương trình mới với nhiều bộ sách giáo khoa, lúc đó nhà trường còn phải ra quyết định dùng SGK nào thì sự thể sẽ ra sao?

Trong nền kinh tế thị trường, sách (kể cả sách giáo khoa) cũng chỉ là một loại hàng hoá đặc biệt. Sẽ có nhiều loại sách: sách hay sách dở, có đẹp có xấu; thuận mua vừa bán…

Đành rằng mỗi cơ quan chức năng sẽ chịu trách nhiệm của mình khi đưa ra thị trường sản phẩm lỗi những người trực tiếp mua sản phẩm ấy phải nhận thấy trách nhiệm của mình trước đã. Trong trường hợp sách Kỹ năng sống có sạn nói trên thì không thể chối bỏ trách nhiệm của nhà trường, mà trực tiếp là hội đồng bộ môn.

Chẳng lẽ bây giờ ra mua một cái áo, về dùng thấy không tốt, hoặc bị lỗi, ta đùng đùng đem kiện hãng sản xuất, đổ trách nhiệm cho người bán hay kêu gọi sự vào cuộc của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng? Kể cả việc khiếu nại có thành công đi chăng nữa thì “được vạ má đã sưng”.

Sách là hàng hoá, cho dù nó kèm chữ đặc biệt đằng sau nhưng cũng chỉ là hình thức thôi, thêm vào cho có vẻ quan trọng thôi, bản chất vẫn là hàng hoá nên khâu chọn lựa quyết định tất cả. Cho nên “chửi bới” người viết sách và bán sách cũng vừa vừa thôi. Thuận mua vừa bán mà!

Khi dùng một bộ sách (SGK) chúng ta thấy không còn phù hợp. Vì thế có đề nghị viết nhiều bộ sách và trao quyền tự chọn cho cơ sở giáo dục. Bộ GD&ĐT cũng ủng hộ chủ trương này. Đến khi hé mở ra, thoáng một tí thì xảy ra chuyện như đã thấy. 

Thay vì nhìn nhận vấn đề theo quan điểm và tình hình mới thì một số vẫn phán xét cứ như là Bộ GD&ĐT đem từng quyển sách xuống nhét vào tay nhà trường bắt sử dụng vậy. Điều đó không công bằng và thiếu khách quan. Tất nhiên xưa nay cũng có tình trạng vụ này vụ kia ở bộ, phòng này phòng kia ở sở dẫn doanh nghiệp xuống các trường, giới thiệu dùng hoặc mua cái này cái kia,  nhưng đó là chuyện khác.    

Sản phẩm của nhà trường là học sinh, công cụ của nhà trường là sách và thiết bị giáo dục, hướng dẫn là thầy giáo cô giáo… Vì thế giáo viên phải là những người có vai trò cao nhất, chịu trách nhiệm cao nhất với sản phẩm - học sinh - của mình.  Với những hạt sạn trong sách Kỹ năng sống của TS Phan Quốc Việt thì nhà trường nào chọn lựa sách này cho học sinh của mình nên kiểm điểm lại

Dạy trẻ đi trên mảnh chai, rèn bản lĩnh hay liều lĩnh?

"Sử dụng cách đi qua mảnh chai, lửa, hay gai hồng là để rèn luyện kỹ năng vượt qua các nỗi sợ hãi trong cuộc sống là không đúng", diễn giả Huỳnh Minh Thuận chia sẻ.

http://vov.vn/blog/day-tre-di-tren-thuy-tinh-ai-quyet-dinh-chon-sach-nguoi-do-chiu-trach-nhiem-426937.vov

Theo Ngô Thiệu Phong/VOV

Bạn có thể quan tâm