Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Để sau Tết không ‘cháy túi’, người trẻ chi tiêu ra sao?

Cuối năm, khoản thưởng Tết bỗng trở nên nhỏ bé so với bao khoản cần thu chi. Tuy nhiên, có nhiều cách để Gen Y, Gen Z nhẹ gánh tài chính mà vẫn tận hưởng trọn vẹn niềm vui Tết.

De Nhat anh 1

Phía sau dịp đoàn viên lớn nhất năm, mỗi người trẻ đều đối mặt với bài toán chi tiêu hợp lý để ra Tết không “cháy túi”. Trong cái khó ló cái khôn, các nhân vật đã góp nhặt những “bí kíp” để dành một khoản riêng giúp nhẹ gánh chi tiêu cho dịp Tết gần kề.

Cân bằng giải trí và chi tiêu thiết yếu

De Nhat anh 2

Mỗi dịp xuân về, gia đình mình trung bình phải dành ra 30-40 triệu đồng để tiêu Tết. Rút kinh nghiệm từ các năm trước và để chi tiêu hợp lý hơn trong Tết, hai vợ chồng thống nhất lập một kế hoạch ngân sách cụ thể, bao gồm các khoản "thiết yếu" cần chi như quà biếu, sắm sửa nhà cửa, mua sắm thực phẩm cho tiệc xuân, tất niên… Các khoản dành cho giải trí như du xuân, mua sắm quần áo mới, làm đẹp... được xếp vào mục "chưa thiết yếu", có thể cân nhắc cắt giảm.

Trong đó, chúng mình thống nhất cần chia tỷ lệ các khoản, trong đó 50% là cho chi tiêu thiết yếu, 30% cho các mục tiêu giải trí, còn lại 20% cho các khoản phát sinh hoặc dành để tiết kiệm sau Tết.

Khi chia cụ thể như vậy, vợ chồng có cái nhìn tổng quan hơn về số tiền sẽ tiêu, cũng như có thể cân nhắc các lựa chọn trong tầm ngân sách. Việc dành 20% để tiết kiệm cũng là cách để vợ chồng không "hết vốn liếng" chỉ sau một mùa Tết.

Ngoài chi tiêu lý trí hơn, chúng mình cũng bắt đầu những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt để duy trì thói quen tiết kiệm hàng ngày. Thay vì la cà khám phá các quán mới như hồi mới yêu, từ khi về chung một nhà, vợ chồng chuyển "địa điểm hẹn hò" về căn bếp nhà. Nấu ăn tại nhà vừa giúp chúng mình tiết kiệm hơn, vừa thoải mái gia giảm theo khẩu vị, lại có thêm thời gian gắn kết với nửa kia.

Thưởng Tết "không phải quà trên trời rơi xuống"

De Nhat anh 3

Chưa lập gia đình, nhưng tôi cũng có nhiều kế hoạch tài chính trong năm mới, nên việc chi tiêu tăng mạnh dịp cuối năm cũng là điều phải cân nhắc kỹ. Dù Tết chi tiêu nhiều hơn, nhưng thường cũng có thêm các khoản thưởng cuối năm, thưởng doanh số, lương tháng 13… Do đó, nếu có kế hoạch hợp lý từ đầu, tôi sẽ không phải rơi vào cảnh "chi nhiều hơn thu".

Theo đó, tôi xác định dành tháng lương thứ 13 để chi tiêu Tết, bao gồm các khoản tiệc tùng, ăn uống lẫn mua sắm, quà cáp cho gia đình. Còn khoản thưởng Tết, sau khi nhận thưởng tôi gửi ngay vào sổ tiết kiệm để không động vào. Ngân sách được cân đối từ đầu để đảm bảo không "vung tay quá trán".

Các khoản thưởng làm mùa Tết tăng thu, nên nhiều người cũng theo đó tăng chi. Tôi đặt cho mình quy tắc tiết kiệm ít nhất 20-30% thu nhập của mỗi tháng, dù trong bất kỳ trường hợp nào.

Ngoài ra, tôi cũng xác định thưởng Tết là khoản thưởng cho cả năm làm việc chăm chỉ, không phải một món quà "trên trời rơi xuống" nên trước khi tiêu gì cũng cần phải cân nhắc hợp lý, tránh tiêu xài bốc đồng.

Trong dịp cuối năm này, các bữa tiệc tùng, liên hoan cuối năm cũng khó tránh khỏi. Tôi sẽ cân đối chi tiêu lại ở những khoản khác, ví dụ như hạn chế mua sắm vì bị hấp dẫn bởi các đợt sale trong khi không thật sự có nhu cầu. Khoản chi tiêu cho ăn uống cũng tinh giản lại đôi chút để "cân bằng" lại sức khỏe lẫn ví tiền sau vô vàn tiệc rượu cuối năm.

Chăm nấu "cơm nhà", thêm bữa ngon đậm vị

De Nhat anh 4

Dự tính Tết sẽ cần mua sắm, tiêu xài nhiều hơn bình thường, mình chủ động cân đối lại các khoản sinh hoạt hàng ngày từ sớm để tạo thành thói quen. Mình ưu tiên cách nấu ăn tại nhà để vừa cân đối được chi phí, vừa có thể tự do "chọn menu" theo sở thích.

Chi phí ăn ngoài mỗi ngày khá đắt, vì vậy mình và các bạn cùng phòng ưu tiên tự nấu ăn vừa ngon, tự do sáng tạo theo sở thích đồng thời kiểm soát được chi phí ăn uống. Ăn cơm nhà cũng đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh hơn so với ăn ngoài.

Hàng ngày, mình sẽ nấu chính 2 bữa trưa và tối, còn bữa sáng chủ yếu ăn nhẹ các món ăn nhanh gọn, dễ chuẩn bị để kịp giờ học sáng. Những món được ưu tiên lựa chọn là sữa chua, ngũ cốc hoặc sandwich.

Thỉnh thoảng thèm vị món mặn, mình cũng trữ sẵn gói phở Đệ Nhất ở nhà để giải quyết nhanh bữa sáng. Bánh phở mướt dai, nước súp nóng hổi, ngọt thanh như nước hầm từ xương thịt, thoảng mùi phở đặc trưng nơi đầu mũi.

De Nhat anh 5

Hương vị phở lõi bò gầu giòn tại quán đến những bữa ăn tiện lợi tại gia.

Mình khá ấn tượng bởi độ "một chín, một mười" giữa hương vị lõi bò gầu giòn của Phở Đệ Nhất đặc biệt và phở tại quán ruột Khôi Hói. Những lúc chẳng muốn ra ngoài, phở này đúng chuẩn vị phở quán. Chỉ cần vài phút chế biến đơn giản và nhanh gọn, bất kỳ ai cũng có thể thưởng thức hương vị phở đặc trưng ngay tại gian bếp của mình.

Từ nay đến hết 11/2/2025, tại hệ thống đại lý, cửa hàng và siêu thị trên toàn quốc, phở Đệ Nhất triển khai chương trình “Khai đũa phở Đệ Nhất, khai xuân rước lộc 5+1”. Cụ thể: - Khi mua lốc 5 gói Đệ Nhất Phở hương vị Phở Bò, khách hàng được tặng 1 gói Đệ Nhất Phở hương vị Phở Gà

- Khi mua lốc 5 gói Đệ Nhất Phở hương vị Phở Gà, khách hàng được tặng 1 gói Đệ Nhất Phở hương vị Phở Bò

- Khi mua lốc 5 gói Đệ Nhất Phở hương vị Bò Tái Lăn, khách hàng được tặng 1 gói Đệ Nhất Phở hương vị Phở Lõi Bò Gầu Giòn

- Khi mua lốc 5 gói Đệ Nhất Phở hương vị Phở Lõi Bò Gầu Giòn, khách hàng được tặng 1 gói Đệ Nhất Phở hương vị Bò Tái Lăn

Độc giả truy cập tại đây để biết chi tiết về chương trình và sản phẩm.

Tú Nghiên - Tú Nhã

Đồ họa: Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm