Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Để thật sự tha thứ

Trong hôn nhân, hai người kết nối không chỉ bằng “Tình” mà còn bằng “Nghĩa”, bởi vậy không phải bất kỳ lỗi lầm nào cũng phải giải quyết thật rạch ròi như luật pháp.

Để thật sự tha thứ

Trong hôn nhân, hai người kết nối không chỉ bằng “Tình” mà còn bằng “Nghĩa”, bởi vậy không phải bất kỳ lỗi lầm nào cũng phải giải quyết thật rạch ròi như luật pháp.

Để thật sự tha thứ

Không ít trường hợp người chồng (hoặc vợ) phải biết tha thứ “cho qua” để giữ gìn hạnh phúc. Tuy nhiên, “cho qua” về hình thức khác với sự tha thứ thực sự trong tâm hồn. Điều này vừa đòi hỏi bạn có một trái tim vị tha, vừa cần những phương thức hữu hiệu để làm nhẹ bớt nỗi đau của bản thân, tạo điều kiện để người kia lên tiếng, lý giải, cùng tìm cách xây dựng gia đình.

Thực sự tha thứ và quên đi nỗi đau là việc làm rất khó nhưng là duy nhất để gia đình bạn tồn tại trong yêu thương chứ không gượng gạo, hình thức. Bạn có thể tham khảo 6 bước thực hiện mà các chuyên gia tâm lý Canada đã dày công nghiên cứu nhé.

Đừng trốn tránh sự thật

Nếu bạn muốn nói chuyện với vợ bạn về một vấn đề gì đó, đừng “co cụm” họ trong một số vấn đề chung chung mà “vờ” tránh chủ đề “nhạy cảm”, gợi lại chuyện làm bạn buồn.

Nếu né tránh, hai người dễ nảy sinh lòng hận thù, xa cách. Hãy cho nhau cơ hội để tranh luận vấn đề. Điều này sẽ làm cả hai cùng suy nghĩ những cách thức để cải thiện tình hình thay vì trốn tránh và ngày càng xa cách.

Kiềm chế những cảm xúc tồi tệ

Trong cơn giận, nếu hành động chạy theo cảm tính thuần tuý lúc này dễ khiến bạn làm những việc sau này phải ân hận. Hãy cố gắng lùi sự tranh cãi lại đến khi bình tĩnh lại. Điều này giúp bạn nghĩ ra những cách giải quyết tốt thay vì đau khổ vì mình bị xúc phạm. Hãy kiềm chế cơn giận, cố gắng làm đầu óc thanh thản bằng những ý nghĩ tốt đẹp, mang tính xây dựng.

Mỗi lần tranh luận chỉ tập trung vào một vấn đề

Trong hàng loạt vấn đề khiến bạn tức tối, hãy cố gắng tranh luận mỗi lần về một vấn đề, cố tìm ra cách giải quyết nó và nỗ lực để hai người có tiếng nói chung. Nếu không bạn sẽ phải tranh cãi triền miên, vừa không hiệu quả vừa làm rạn nứt thêm mối quan hệ đang mong manh của các bạn.

Hãy làm rõ triển vọng của bạn

Hãy tạo cho nhau những khoảng thời gian, không gian để chia sẻ mối quan tâm của bạn. Hãy lắng nghe người kia nói về những vấn đề mà họ đang rầu lòng. Đến lượt mình, bạn hãy thẳng thắn nói cho người ấy hiểu sự thất vọng và nỗi đau đớn mà bạn đang phải chịu đựng.

Hãy để người ấy giải thích lý do vì sao họ có hành động ấy, cũng làm rõ vấn đề, động cơ của hành động, nguyên nhân sự việc sau đó mới hướng tới triển vọng giải quyết vấn đề.

Cố gắng giữ gìn mối quan hệ

Đôi khi bạn thấy chán nản mệt mỏi, chỉ muốn kết thúc cho xong, tuy nhiên nếu đó mới chỉ là những cản trở, thử thách đầu tiên trong mối quan hệ của các bạn thì bạn nên cố gắng gìn giữ và xây đắp. Nếu còn yêu người ấy, bạn đừng nghĩ đến quyền của mình mà nên nỗ lực để bước qua thử thách.

Thực lòng tha thứ

Nếu xác định bạn sẽ cùng chung sống với ai trong 20, 30 rồi 50 năm tới, bạn cũng cần chuẩn bị tư tưởng rằng sẽ phải tha thứ cho họ rất nhiều lần. Người ấy cũng phải chấp nhận bạn cả những sai lầm, khiếm khuyết bởi không có ai là hoàn hảo.

Nếu không đủ dũng cảm để bỏ qua, để tha thứ những lỗi lầm (mà phần đa là nhỏ nhặt) của người bạn đời, không chỉ bạn khiến người ấy đau khổ, dằn vặt mà chính bản thân bạn cũng chẳng được yên. Bạn sẽ tự làm tổn thương mình trong giận hờn, oán trách và dằn vặt. Corrie Ten Boom từng nói “Tha thứ là sự giải thoát cho chính bản thân mình”.

Theo Hạnh Phúc Gia Đình

Theo Hạnh Phúc Gia Đình

Bạn có thể quan tâm