Đề thi nghị luận xã hội trên chiếm 3 điểm, thuộc Tuyển tập 90 đề thi thử quốc gia THPT môn Ngữ văn tập 2.
Đề bài được nhóm sinh viên thuộc lớp Chất lượng cao, khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội sáng tạo theo kết cấu minh họa.
Ảnh minh họa. |
Trước đó, trong tháng 3, vụ việc nhóm học sinh nữ liên tiếp đập ghế nhựa vào đầu bạn ngay trong lớp học trở thành tâm điểm của cộng đồng mạng. Hay vừa qua, chỉ vì nghe người khác bảo mình bị nói xấu trên mạng mà nữ sinh ở Thanh Hóa chặn đánh bạn... chưa hề quen biết nhiều lần.
Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên công cụ tìm kiếm Google, ta có thể thấy hàng loạt bạo lực học đường diễn ra trong thời gian ngắn.
Với đề thi này, nhóm bạn trẻ ra đề mong muốn học sinh nhận ra bạo lực là hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp đạo lý, xúc phạm người khác, gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Nguyên nhân trực tiếp mà “dân anh chị” trong học đường thường viện vào để tổ chức những vụ ẩu đả là: “nhìn đểu”, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp... Nhưng thực chất, hiện tượng đó là biểu hiện của sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống của nhiều học sinh hiện nay.
Tại sao lại có sự thiếu phụt về nhân cách? Đó là bản thân mỗi học sinh dễ bị kích động trong khi nhận thức chưa trọn vẹn. Giáo dục của gia đình chưa đúng đắn. Sự giáo dục trong nhà trường nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người. Xã hội thờ ơ khi chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp triệt để.
Với nạn nhân bị bạo hành, tổn thương về thể xác và tinh thần là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, gia đình, người thân, bạn bè của người bị hại cũng bị ảnh hưởng, tâm lý bất ổn.
Điều này có thể gây ra hậu quả là phát triển không toàn diện về nhân cách, mầm mống của vi phạm pháp luật, bị xã hội lên án.
Từ đó đưa ra, giải pháp là tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực.