Tham khảo đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn:
Gợi ý lời giải của nhóm thủ khoa từ Zing.vn:
Nhóm tác giả cuốn sách Tuyển tập 90 đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn đang tham gia nhận xét và gợi ý lời giải. |
Phần I: Đọc - hiểu
Câu 1: Thể thơ tự do.
Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cuộc sống gian khổ và hiểm nguy của người lính là: trần trụi, hoang lạnh, có người ngã trước miệng cá mập, chia nhau nỗi nhớ nhà, có người vùi dưới cơn bão dữ.
Câu 3: Biện pháp tu từ: So sánh.
Hiệu quả: Thể hiện vẻ đẹp của quần đảo Trường Sa. Đó là vẻ đẹp thiên nhiên vĩnh hằng, miên viễn, bền vững.
Câu 4: HS liên hệ bằng những cảm nhận thực tế của mình. Dưới đây là một số gợi ý: Những người lính đảo phải trải qua nhiều gian nan, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ quan trọng của mình là bảo vệ độc lập tự do của đất nước. Trong các anh có những vẻ đẹp vừa cao cả, lớn lao, nhưng cũng rất đỗi bình dị, đời thường. Đó là vẻ đẹp không gì sánh nổi, thể hiện nét đẹp của con người Việt Nam kiên gan, vững chãi. Những điều mà các anh làm được để lại cho đất nước những điều tốt đẹp nhất.
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 6: Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của bạo lực là do căn bệnh vô cảm của con người, sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn.
Câu 7: Khi bàn luận về bệnh vô cảm, tác giả thể hiện thái độ phê phán, lên án, muốn rung hồi chuông cảnh tỉnh con người trước những thay đổi của con người trong xã hội hiện đại, đó là việc con người (đặc biệt là giới trẻ) có những biểu hiện rõ rệt về sự xuống cấp trong nhân cách, thể hiện ở bệnh vô cảm, từ đó dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng.
Câu 8: Vấn đề được đưa ra ở câu nói là thực trạng kinh tế ngày càng phát triển đi lên nhưng nhân cách con người ngày càng xuống thấp. Đó là việc con người chỉ lo vun vén những lợi lộc, ích lợi cho bản thân (đặc biệt là về mặt kinh tế) mà quên đi việc rèn luyện, bồi đắp nhân cách bản thân mình. Đó là điều xã hội cần phải thay đổi.
Lưu ý: học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên phải nhận thức đúng vấn đề như trên. Khuyến khích cách trả lời thành đoạn văn đối với câu 4 và câu 8.
Phần II: Phần làm văn
Câu 1: Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ bày tỏ suy nghĩ về vấn đề Rèn luyện kỹ năng sống cũng quan trọng như việc tích lũy kiến thức.
a. Giải thích
- Kỹ năng sống là các kỹ năng mà con người tự trang bị cho bản thân để giải quyết các vấn đề, các tình huống đặt ra trong đời sống thường nhật như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sinh tồn... Kỹ năng sống được hình thành không phải một sớm một chiều mà cần có thời gian rèn luyện, bồi đắp qua thực tế, qua việc con người tiếp xúc, hành xử hằng ngày.
- Kiến thức là những hiểu biết, những tri thức được lấy từ sách vở. Để có kiến thức, mỗi người phải không ngừng tiếp thu từ sách vở, tích lũy những hiểu biết về nhiều mặt của cuộc sống
- “Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức”: khẳng định vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc trau dồi kỹ năng sống và tri thức, tránh lối sống lệch lạc, thiên về những kiến thức sách vở mà thiếu đi những kỹ năng đời thường.
b. Phân tích lí giải vấn đề:
- Tại sao rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như tích lũy kiến thức?
Để giải quyết những tình huống trong đời sống, đạt đến những thành công trong sự nghiệp, con người không chỉ cần đến kiến thức. Kiến thức là nền tảng hiểu biết, cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề chuyên môn. Nhưng để đối phó với những vấn đề phát sinh phong phú của đời sống, con người cần phải trang bị cho mình những kỹ năng sống khác.
Trang bị nhiều kỹ năng sống giúp con người chủ động hơn, thuận lợi hơn, tự tin hơn, giải quyết thuận lợi hơn những tình huống khác nhau. Chẳng hạn, trong học tập, để có thể giải quyết tốt một bài tập nhóm được giao, mỗi học sinh không chỉ cần trang bị những kiến thức nền tảng mà còn cần phải có kỹ năng làm việc nhóm, tương tác với các bạn khác trong nhóm.
Cân bằng giữa kiến thức và kỹ năng sống giúp cuộc sống con người không chỉ thuận lợi hơn mà còn có thể tạo ra nhiều giá trị thực sự trong cuộc sống.
Cách thức để trang bị kỹ năng sống: Bên cạnh thời gian dành cho học tập, tích lũy kiến thức sách vở, mỗi người cũng cần dành thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, giao tiếp với những người xung quanh.
Mỗi người cũng có thể tự trang bị kỹ năng sống bằng cách quan sát, học hỏi những điều hay, điều tốt từ những người xung quanh mình, tự trải nghiệm cuộc sống với những hoạt động như đi du lịch, tham gia các chương trình, hoạt động đoàn thể, cộng đồng.
Phê phán những lối sống lệch lạc, chỉ chú trọng vào những kiến thức sách vở mà thiếu đi những kỹ năng sống (căn bệnh lý thuyết, căn bệnh của nhiều sinh viên khi ra trường không có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề thực tiễn của công việc và đời sống).
c. Bình luận:
Khẳng định việc tự trang bị kỹ năng sống là cần thiết. Câu nói đưa ra là một bài học vô cùng có ý nghĩa, đặc biệt đối với thế hệ trẻ ngày nay, khi mà những kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử dần bị coi nhẹ.
Câu 2: Câu nghị luận văn học
a. Mở bài:
- Văn học cách mạng sau năm 1975 đã chuyển mình bước sang một giai đoạn mới, thoát ra khỏi lối mòn xưa cũ để làm mới diện mạo văn học, khám phá sự thật đời sống ở bình diện thế sự, đạo đức. NMC là một trong những nhà văn mở đường tài năng và tinh anh nhất trên con đường đổi mới ấy. Trước và sau đổi mới, các tác phẩm của ông đều nhất quán trong tấm lòng ý thức, trách nhiệm và niềm tin với nhân dân, đất nước. Ông luôn đi tìm những hạt ngọc nhưng là hạt ngọc ẩn lấp trong trong những con người lấm láp đời thường.
- “Chiếc thuyền ngoài xa” (1938) in trong tập “Bến quê” là tác phẩm thể hiện rõ nhất phong cách nghệ thuật của NMC thời kì đổi mới. Truyện xây dựng thành công nhân vật người đàn bà làng chài với những vẻ đẹp khuất lấp trong phẩm chất. Và đoạn trích “.…..”thể hiện sâu sắc điều đó.
b. Thân bài
Ý 1: Khái quát chung
- “Chiếc thuyền ngoài xa” kể về tình huống của NS Phùng khi anh chụp về bức tranh cảnh biển tại một bãi biển miền trung. Tại đây anh phát hiện bức tranh thiên nhiên đẹp mà trong cuộc đời cầm mấy anh chưa bao giờ thấy. Nhưng đằng sau bức tranh đẹp ấy là cả một sự thật nghiệt ngã về cuộc sống một gia đình làng chài. Cảnh người chồng vì nghèo đói thất học đã xem việc đánh vợ là một phương thức giải tỏa những đau khổ của đời mình. Rồi ở tòa án huyện anh đã chứng kiến câu chuyện cảm động đầy cảm động của người đàn bà hàng chài, giúp a nhận thức nhiều điều về cuộc sống.
- Nhân vật người đàn bà hàng chài qua đoạn trích chứng minh rằng không thể nhìn con người một cách hời hợt bên ngoài, rằng đằng sau cuộc sống khổ cực lam lũ của cuộc sống cơm áo gạo tiền là một tâm hồn, một phẩm chất đáng quý đáng trân trọng. NMC phát hiện ra tất cả những điều đó và thể hiện tấm lòng cảm thông, chia sẻ với nhân vật chính.
Ý 2: giới thiệu qua về ngoại hình: người đàn bà làng chài vô danh với ngoại hình xấu xí, thô kệch, toát lên sự lam lũ, mệt mỏi, cam chịu. số phận éo le, bất hạnh, chị là nạn nhân của cái đói, cái nghèo và bạo lực gia đình:
- Trạc bốn mươi tuổi, thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với đường nét thô kệch, khuôn mặt khó coi: rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ; sự nghèo đói, nhếch nhác: tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng.
- Cuộc sống nghèo khổ: thuyền chật đông con, vì túng quẫn, nghèo, lạc hậu, chồng chị từ “anh con trai hiền lành nhưng cục tính” đã trở thành kẻ vũ phu, lão hành hạ chị “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
- Trận đòn cay nghiệt đó ko có gì kì lạ mà kì lạ ở thái độ người đàn bà, chị im lặng chịu đựng, cam chịu, ko chạy trốn.
Ý 3: Phân tích đoạn trích
- Câu chuyện người đàn bà ở tòa án huyện đã cho thấy “để hiểu được con người thật khó, đối với phụ nữ càng khó hơn, đặc biệt những người có hoàn cảnh phức tạp, không cho phép ta nhìn nhận hời hợt bên ngoài”, từ đó “tôn vinh vẻ đẹp, phẩm chất người phụ nữ, lý giải cội nguồn vẻ đẹp ấy chính là lòng nhân, đức hạnh, phẩm tiết, phẩm chất bám sâu trong tâm hồn, tâm linh của con người”.
- Ở tòa án, lúc đầu chị xuất hiện với hình ảnh rụt rè. Chị tìm đến góc tường để ngồi. chị ngồi trong tư thế bị động, như một con thú xù lông để tự bảo vệ mặc dù đã được Phùng Đẩu cảm thông, chia sẻ. Lúc đầu chị xưng hô “con-quý tòa”, sau khi lấy lại sự thăng bằng thì đột ngột chuyển cách xưng hô “chi-các chú”. NMC nhấn mạnh sự thay đổi ngôn ngữ và thân thế người đàn bà hàng chài với ý nghĩa: giờ đây chị chính là quan tòa để phán xét Phùng và Đẩu, dạy cho 2 người đó một bài học về cách nhìn đời, nhìn cuộc sống.
- Chị là người phụ nữ rất thấu hiểu lẽ đời lại giàu lòng nhân hậu, vị tha, sẵn sàng chịu những thua thiệt về mình.
- Chị chấp nhận phần thua thiệt về mình như một sự xám hối. Thuyền chật đông con nên cuộc sống khốn khó, có lúc phải ăn xương rồng chấm muối. Trong suốt câu chuyện dài dằng dặc của cuộc đời mình, dù khó khăn nhưng chị chưa bao giờ oán hận chồng mình. Như vậy chị thấu hiểu và thương chồng. Thực ra chồng chị là nạn nhân của sự đói nghèo, lạc hậu nên vừa đáng thương vừa đáng giận.
- Hơn hai lần trong câu chuyện của mình ở tòa án huyện, người đàn bà nói: “Quý tòa bắt tội con cũng được, bỏ tù con cũng được nhưng đừng bắt con phải bỏ hắn”. đây là câu nói ko chỉ khiến Phùng và Đẩu ngạc nhiên mà còn vỡ lẽ ra nhiều điều. Người đàn bà ấy chấp nhận mọi hình phạt nhưng nhất định ko bỏ chồng. Bởi đối với chị, lão chồng có hai cái ân: ân nhân và ân huệ.Chị nói với Phùng và Đẩu: “Chị cảm ơn các chú….thuyền ko có đàn ông”. Hiểu được rằng P và Đ ko muốn chị phải chịu những trận ddofn roi nữa, nhưng sự sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời của chị đã lí giải cho họ “đàn bà trên thuyền chúng tôi …trên dưới chục đứa”. Vậy nên nếu bỏ chồng, chị và các con sẽ mất đi chỗ dựa, khi bão to, gió lớn biết dựa vào ai? Rồi cuộc sống của họ sẽ đi về đâu?
- Vượt lên sự đắng cay và cơ cực ấy, tình mẫu tử của chị tỏa sáng, đó chính là đức hi sinh cao thượng của thiên chức làm mẹ:
- Chị gánh chịu đòn roi vì các con…
- Để giữ vững hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc là có đầy đủ các thành viên
- Là được nhìn thấy các con được ăn no, vui vẻ: “Vui nhất là được nhìn đàn con chúng tôi được ăn no”
-> để khỏa lấp nỗi đau.
-> Tấm lòng của người mẹ thật đáng quý, đáng trân trọng.
-> Người đàn bà hàng chài vừa đáng trách, đáng thương, đáng trọng. đây là một thành công trong việc xây dựng nhân vật của NMC.
Ý 4: Cách nhìn và cảm nhận cuộc sống và con người của nhà văn:
- Trước CM: tắm nhân vật trong bầu không khí vô trùng (Nguyệt, Lãm trong “Mảnh trăng cuối rừng”, sau Cách mạng: con người trong hiện thực khốc liệt của cuộc sống:
- Mối quan hệ giữa con người và cuộc sống: người NS trước cái đẹp phải biết rung động, hãy là con người biết yêu biết ghét, vui buồn trước mọi lẽ thường, biết hành động vì cuộc sống đẹp, bởi nghệ thuật gắn liền với cuộc đời, nghệ thuật phải vì cuộc đời, đó là nghệ thuật “vị nhân sinh”
- Cuộc sống muôn hình muôn vẻ, nếu chỉ nhìn từ một phía sẽ lệch lạc, phiến diện. cần phải có cái nhìn đa diện, đa chiều từ đó đưa nghệ thuật đến chiều sâu nhân bản: “Nghệ thuật gắn liền với đạo đức”.
c. Kết luận: Khẳng định lại vấn đề và nhấn mạnh vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài.
Nhóm tác giả Tuyển tập 90 đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn đang giải trực tiếp từ Zing.vn:
1. Nguyễn Thế Hưng
2. Mai Tôn Minh Trang
3. Mai Diệp Anh
4. Đoàn Thị Mai