Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất tên cho nguyên tố hóa học siêu nặng

Các nhà khoa học Nhật Bản đề xuất tên cho nguyên tố hóa học 113 là Nihonium. Cuối năm nay, nguyên tố siêu nặng này sẽ có tên chính thức.

Ngày 8/6, các nhà khoa học Nhật Bản công bố tên gọi cho nguyên tố 113 do họ phát hiện, là Nihonium, Japantimes cho hay.

Tên này xuất phát từ từ Nihon, tên nước Nhật Bản trong tiếng Nhật. Các nhà nghiên cứu Viện Riken dùng hai phụ âm Nh làm ký hiệu hóa học cho nguyên tố mới.

Tháng 12 năm ngoái, nhóm nghiên cứu do Kosuke Morita - giáo sư Đại học Kyushu phụ trách, giành quyền đặt tên cho nguyên tố 113 sau 3 lần thí nghiệm tạo ra nó vào năm 2004, 2005 và 2012.

Trước đó, nhóm nghiên cứu hợp tác giữa các nhà khoa học Mỹ và Nga tuyên bố tìm ra nguyên tố mới sớm hơn so với nhóm Riken. Sau khi lập nhóm điều tra với sự tham gia của hai bên, Liên minh Quốc tế về Hóa học Thuần túy và Hóa học Ứng dụng (IUPAC) kết luận, nhóm Riken là người có công tìm ra nguyên tố 113.

nguyen to hoa hoc anh 1

Tháng 12/2015, nhóm nghiên cứu từ Viện Riken chính thức giành quyền đặt tên cho nguyên tố 113. Ảnh:  IStock.

 

Hồi tháng 3, giáo sư Morita đề xuất tên gọi cho nguyên tố mới lên IUPAC. Tối 8/6, tổ chức này ra văn bản công nhận tên nhưng vẫn sẽ kêu gọi ý kiến đóng góp từ cộng đồng trước khi công bố tên chính thức vào cuối năm nay. Nhiều khả năng tên gọi sẽ không thay đổi.

Nguyên tố mới có 113 proton trong hạt nhân. Các nhà khoa học Viện Riken tạo ra nó bằng cách cho ion kẽm (30 proton) va chạm với nguyên tố Bismuth (83 proton) với tốc độ cực lớn.

Việc đặt tên nguyên tố hóa học theo tên quốc gia nơi chúng được phát hiện là cách làm khá phổ biến. Nguyên tố Polonium được đặt theo tên nước Ba Lan (Poland), Francium xuất phát từ tên gọi được Pháp (France) và Americium gắn liền tên nước Mỹ (United States).

4 nguyên tố mới được thêm vào bảng tuần hoàn

Liên minh Quốc tế về Hóa học Thuần túy và Hóa học Ứng dụng chính thức công bố và đưa 4 nguyên tố mới vào chu kỳ thứ 7 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm