Nhà tuyển dụng cũng đeo mặt nạ, che kín mặt giống các ứng viên. Ảnh: Baidu. |
Gần đây, một đoạn video được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc, cho thấy những ứng viên đều đeo khẩu trang kín mặt, ngồi yên lặng trong văn phòng và lắng nghe nhà tuyển dụng cũng đang đeo khẩu trang.
Hành động này nhanh chóng nhận được cơn mưa lời khen từ cộng đồng mạng, SCMP đưa tin.
Video được chia sẻ vào ngày 3/2, tại Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) trên tài khoản Douyin của một người phụ nữ họ Zeng. Cô cho biết mình chứng kiến tận mắt tình huống kỳ lạ này tại công ty Chengdu Ant Logistics, nhưng nhận thấy cách tuyển dụng này “mang lại lợi ích cho những người mắc chứng sợ xã hội”.
Các ứng viên đeo mặt nạ do công ty chuẩn bị trong quá trình phỏng vấn. Ảnh: Baidu. |
Theo lời chia sẻ của Zeng, công ty đã yêu cầu mỗi người lấy một mặt nạ trắng, trơn và vẽ tự do theo ý thích. Điều kỳ lạ hơn là phía công ty còn bố trí một nhân viên phụ trách công việc chặt và phát mía cho những người xin việc.
Phía công ty xác nhận video trên được quay tại hội chợ tuyển dụng diễn ra 2 lần/năm. Tại đây, họ tìm kiếm nhân sự cho các vị trí bao gồm nhà điều phối truyền thông, phát thanh viên phát trực tiếp và nhà phân tích dữ liệu.
Công ty tuyên bố rằng họ coi trọng năng lực của mọi người hơn là ngoại hình và cách thức đeo mặt nạ nhằm mục đích giảm bớt căng thẳng cho những ứng viên phỏng vấn.
Hành động của công ty đã nhận được sự hoan nghênh rộng rãi trên mạng xã hội, với vô số lời khen ngợi vì đã “giúp loại bỏ sự phân biệt đối xử trong môi trường làm việc”.
Nhân cơ hội này, một số người chỉ trích Tập đoàn Kỹ thuật Đường sắt số 3 Trung Quốc - doanh nghiệp từng gây tranh cãi sau khi đăng quảng cáo tuyển dụng tìm kiếm nhân viên nữ có “khuôn mặt xinh xắn” và “thân hình chuẩn vào tháng 12 năm ngoái.
Mặt khác, Chengdu Ant Logistics nổi tiếng với những cách thức phỏng vấn tuyển dụng sáng tạo. Trước đây, các ứng viên được yêu cầu cuốc cỏ trong khu hậu cần của công ty nhằm kiểm tra năng lực điều hành và khả năng thích ứng với khó khăn.
Mạng xã hội dành cho người yêu sách
Các nền tảng dành cho người yêu sách ngày càng phát triển với nhiều tính năng khác nhau như Goodreads, Litsy, LibraryThing. Không chỉ là nơi kết nối, giao lưu, đây còn là nơi có thể giúp người dùng theo dõi thói quen đọc sách, ghi chép lại thời gian đọc hay tạo nên một không gian ảo cùng các tiện ích để người dùng vận dụng những kiến thức trong sách tổng hợp thành một bài viết.