Câu 1: Đèo Ngang trong bài thơ nổi tiếng “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là nơi tiếp giáp giữa hai tỉnh/thành nào?
Đèo ngang nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ngọn đèo này từng được Bà Huyện Thanh Quan - nữ thi sĩ nổi tiếng thế kỷ XIX - đưa vào thơ của mình. |
Câu 2: Cung đèo nổi tiếng hùng vĩ nối liền Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng?
Hải Vân là ngọn đèo hùng vĩ nhất ở miền Trung với chiều dài 20 km từ Huế đến Đà Nẵng, cắt ngang dãy núi Bạch Mã. Mặc dù có nhiều đoạn cua và dốc nguy hiểm, con đèo vẫn thu hút nhiều khách du lịch đến ngắm cảnh. |
Câu 3. Ngọn đèo nổi tiếng ở Hà Giang, nối liền Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc?
Đèo Mã Pì Lèng là một trong "tứ đại đỉnh đèo Việt Nam", với những cung đường uốn lượn, vắt mình từ núi này sang núi khác. Mã Pì Lèng tiếng dân tộc có nghĩa là “Sống mũi ngựa”, dài khoảng 20 km, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. |
Câu 4. Ngọn đèo nào được xem là nơi tiếp giáp giữa trời và đất?
Đèo Pha Đin có độ dài 32 km, nằm giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Trong tiếng Thái, Pha Đin có nghĩa là “trời và đất”, ý nói nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. |
Câu 5. Đèo nào ở nước ta có độ dài đến 50 km?
Dài gần 50 km, đèo Ô Quy Hồ giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc, đồng thời cũng là một trong số những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất Việt Nam. |
Câu 6. Ngọn đèo nổi tiếng xinh đẹp ở khu vực Nam Trung Bộ, nối liền thành phố biển Nha Trang với thành phố hoa Đà Lạt?
Đèo Hòn Giao còn được gọi là đèo Khánh Lê, đèo Long Lanh, dài 33 km, nối liền thành phố biển Nha Trang với Đà Lạt. Đây được xem là một trong những đường đèo đẹp nhất Việt Nam bởi khung cảnh rộng lớn của đất trời, mây và núi non bạt ngàn. |
Câu 7. Ngọn đèo nổi tiếng ở tỉnh Quảng Trị nằm giữa mịt mùng khói mây?
Đèo Sa Mù nối hai xã Hướng Phùng và Hướng Lập của huyện Hướng Hóa, cao tít giữa trùng mây, kéo dài gần 20 km. Đèo có nhiều dốc đứng, quanh co, hiểm trở và thường bị sương mù giăng phủ, tô thêm vẻ hùng vĩ của quang cảnh dãy Trường Sơn. |
Câu 8. Khu vực nào của nước ta không có bất kỳ ngọn đèo nào?
Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là 3 khu vực của nước ta không có bất kỳ ngọn đèo nào. |
Câu 9. Đèo nào dưới đây nằm ở khu vực Tây Nguyên?
Đó là 3 ngọn đèo thuộc khu vực Tây Nguyên. Đèo Phượng Hoàng nằm trên quốc lộ 26, nối liền hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk; đèo Đắk Som ở tỉnh Đắk Nông, đèo Prenn thuộc tỉnh Lâm Đồng.
|