Ngày 15/12, thông tin từ nhà trường cho biết năm học tới, ĐH Luật TP.HCM dự kiến tuyển sinh 1.900 chỉ tiêu theo các khối: khối A (Toán, Lý, Hóa); khối A1 (Toán, Lý, tiếng Anh); khối C (Văn, Sử, Địa);
Khối D (Toán, Văn, Ngoại ngữ - D1: Tiếng Anh, D3: Tiếng Pháp, D6: Tiếng Nhật); D14 (Văn, Sử, Tiếng Anh); D66, 69, 70 (Văn, Giáo dục Công dân, Ngoại ngữ - D66: Tiếng Anh, D69: Tiếng Nhật; D70: Tiếng Pháp); D84, 87, 88 (Toán, Giáo dục Công dân, Ngoại ngữ - D84: Tiếng Anh, D87: Tiếng Pháp; D88: Tiếng Nhật).
Tương tự những năm trước, ĐH Luật TP.HCM tiếp tục tuyển sinh theo phương thức riêng, xét trên 3 tiêu chí điểm học bạ, thi THPT quốc gia và bài kiểm tra đánh năng lực.
Căn cứ kết quả xét tuyển và điểm của bài kiểm tra năng lực, trường sẽ định ra mức điểm chuẩn xét tuyển theo từng ngành và tổ hợp.
Thí sinh dự thi bài kiểm tra đánh giá năng lực năm 2018 của ĐH Luật TP.HCM. |
Phương thức tuyển sinh của nhà trường sẽ được thực hiện thông qua 2 giai đoạn xét tuyển:
Giai đoạn 1 sơ tuyển căn cứ điểm thi THPT quốc gia 2019 (dự kiến 60% điểm trúng tuyển) và điểm học bạ của thí sinh trong 3 năm học phổ thông (dự kiên chiếm 10% điểm trúng tuyển) theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Số lượng thí sinh được xét đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ không quá 300% so với chỉ tiêu dự kiến được phân bổ theo ngành và tổ hợp xét tuyển.
Giai đoạn 2: Những thí sinh đủ điều kiện ở giai đoạn 1 sẽ tham gia làm bài kiểm tra đánh giá năng lực, dự kiến chiếm tỷ trọng 30% điểm trúng tuyển vào trường.
Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 của ĐH Luật TP.HCM. |
Trường xác định điểm trúng tuyển theo từng ngành và tổ hợp môn xét tuyển. Thí sinh có đầy đủ điều kiện sau thuộc diện trúng tuyển: Có đủ điểm của 3 tiêu chí xét tuyển nêu trên; kết quả điểm của 3 tiêu chí này nằm trong chỉ tiêu được phép tuyển; điểm của từng môn của 3 tiêu chí không bị điểm liệt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Nội dung và hình thức bài thi đánh giá năng lực vẫn giữ nguyên như các năm trước với 100 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 75 phút.
Nội dung bài thi bao gồm 4 nhóm kiến thức: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; kiến thức xã hội tổng hợp (gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn, quan niệm của thí sinh về công bằng xã hội, quyền con người, đạo đức công dân); kiến thức về pháp luật; tư duy logic và khả năng lập luận.
Thí sinh xem chi tiết cách đăng ký xét tuyển tại đây.