Trong kỳ xếp hạng tháng 1/2023, ĐH Quốc gia Hà Nội hiện xếp hạng 661 thế giới, thuộc top 700 thế giới, xếp thứ 137 châu Á và vị trí 11 Đông Nam Á. So với thành tích công bố hồi tháng 8/2022, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có bước tiến về thứ hạng. Tại thời điểm đó, trường đứng vị trí 758 thế giới, thứ 183 châu Á và thứ 14 Đông Nam Á.
Việt Nam có một đại diện trong top 15 Đông Nam Á, xếp sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Ảnh: Webometrics. |
Tại Việt Nam, 9 đơn vị giáo dục đại học xếp ngay sau ĐH Quốc gia Hà Nội là ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Đà Nẵng và ĐH Cần Thơ.
Top 15 trường đại học Việt Nam theo bảng xếp hạng Webometrics. Ảnh: Webometrics. |
Bảng xếp hạng Webometrics là hệ thống xếp hạng đánh giá năng lực chuyển đổi số và sự xuất sắc về công bố quốc tế trên hệ thống Scopus và Google Scholar của các cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới thuộc Phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha). Thứ hạng các trường được xếp hạng theo:
- Chỉ số Impact (mức độ ảnh hưởng) có trọng số 50%, đo lường mức độ lan toả của website và nguồn tài nguyên số của cơ sở giáo dục đại học.
- Chỉ số Excellence (sự xuất sắc) có trọng số 40%, đo lường trong 10% số bài báo được trích dẫn nhiều nhất trong 27 lĩnh vực xuất bản của Scopus.
- Chỉ số Openness (độ mở học thuật) có trọng số 10%, đo lường số trích dẫn của 310 tác giả hàng đầu của các cơ sở giáo dục đại học trên hệ thống Google Scholar.
Tính đến năm 2021, bảng xếp hạng cung cấp các chỉ số Web cho hơn 31.000 trường đại học trên toàn thế giới.
Mục Giáo dục của Zing giới thiệu đến độc giả sách về nghề giáo Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.