Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

ĐH Quốc gia TP.HCM công bố hơn 3.000 bài báo quốc tế trong một năm

Năm 2024, số lượng công bố quốc tế của Đại học Quốc gia TP.HCM vượt mốc 3.000 bài báo.

Số lượng công bố khoa học trong danh mục SCIE/SSCI/Scopus của Đại học Quốc gia TP.HCM tăng dần qua từng năm. Ảnh: VNU-HCM.

Theo thông tin từ Đại học Quốc gia TP.HCM, tính đến tháng 12/2024, đại học đã công bố 4.153 bài báo khoa học trên các tạp chí và hội nghị trong, ngoài nước.

Trong đó, số bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục SCIE/SSCI/ Scopus là 3.120 bài, chiếm tỉ lệ 97% so với tổng bài báo quốc tế.

cong bo quoc te anh 1

Thống kê công bố khoa học của Đại học Quốc gia TP.HCM giai đoạn 2020-12/2024 (số liệu cập nhật từ cơ sở dữ liệu Scopus ngày 18/12/2024). Ảnh: VNU-HCM.

Theo thống kê từ cơ sở dữ liệu Scopus giai đoạn từ năm 2020 đến tháng 6/2024, số lượng bài báo công bố trên các tạp chí được xếp hạng Q1 và Q2 của Đại học Quốc gia TP.HCM có tỷ lệ khoảng 66% và có xu hướng tăng dần theo từng năm. Nếu chỉ tính riêng số lượng bài báo công bố trên các tạp chí được xếp hạng Q1, tỷ lệ này đạt 40,8%.

Trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, các nhà khoa học của Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục hợp tác với các đơn vị, công bố các công trình nghiên cứu trên các tạp chí uy tín với chỉ số ảnh hưởng IF rất cao (>15) như: Nature Reviews Earth and Environment (IF = 49,7), Applied Catalysis B: Environmental (IF = 22,1), Nano Energy (IF = 16,8), Advances in Colloid and Interface Science (IF = 15,9), PhotoniX (IF = 15,7). Environmental Chemistry Letters (IF = 15).

Dữ liệu về nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia TP.HCM giai đoạn 2019-2025 cho thấy số bài báo và số trích dẫn thông thường của đại học có bước tiến vượt bậc, tác động trực tiếp đến các chỉ số liên quan đến nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Cụ thể, năm 2025 tăng 1.655 bài báo (26,6%) và tăng 26.502 lượt trích dẫn (55,3%).

Lý giải sự tăng trưởng trong công bố quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết đã xây dựng chương trình nghiên cứu trọng điểm gắn liền nhóm nghiên cứu mạnh, thí điểm xây dựng trung tâm xuất sắc.

Hỗ trợ kinh phí hội nghị hội thảo có công bố proceeding thuộc danh mục Scopus, chính sách khen thưởng công bố quốc tế và các giải pháp phát triển đội ngũ nhân lực khoa học, phân bổ kinh phí theo hướng minh bạch, cạnh tranh theo kết quả đầu ra.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Vì sao ĐH Quốc gia TP.HCM đột ngột đổi cấu trúc đề thi ĐGNL?

Sau 7 năm tổ chức ổn định, năm 2025, ĐH Quốc gia TP.HCM thay đổi cấu trúc đề thi đánh giá năng lực. Thời gian tổ chức thi được công bố là ngày 30/3 và 1/6 tại 25 tỉnh thành.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm