Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'ĐH Quốc tế cho tôi nền tảng khám phá bản thân'

Được mời học tiếp thạc sĩ từ 8 trường hàng đầu tại Anh và Mỹ, Lê Đức Tuấn chia sẻ, chương trình đại học quốc tế đã cho anh nền tảng khám phá bản thân và tự tin hơn.

Tốt nghiệp khóa đầu tiên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh do ĐH Staffordshire cấp bằng học tại British University Vietnam (BUV) với tấm bằng hạng ưu (first class) và điểm thi GMAT cao thuộc hạng hiếm 750, Lê Đức Tuấn nhận được thư mời học tiếp bậc thạc sĩ từ 8 trường hàng đầu tại Anh và Mỹ. Theo Tuấn, chương trình ĐH quốc tế đã cho anh nền tảng khám phá bản thân và tự tin với con đường mình chọn.

Lê Đức Tuấn trong ngày tốt nghiệp.
Lê Đức Tuấn và bố mẹ.

Cùng trò chuyện với Tuấn trong ngày đầu hè 2014 về những câu chuyện xung quanh tấm bảng vàng và những dự định trong tương lai.

- Sở hữu kết quả GMAT cao hiếm có, Tuấn đã chuẩn bị như thế nào?

- Em thi GMAT vào khoảng giữa tháng 2 năm nay. Điểm thực của em là 750. Cách đây 2 năm, em có học GMAT ở trung tâm nhưng không theo hết khóa vì việc học trên lớp lúc đấy khá nặng và em thấy phương pháp đó không hiệu quả. Sau khi quyết định tiếp tục học cao học, em mua sách và tự ôn trong khoảng hơn một tháng.

- Bạn nhận được thư mời học từ những trường nào?

- Có tất cả 8 trường, trong đó có trường em mong đợi nhất – Học viện kinh tế chính trị London (LSE). (LSE thuộc hệ thống trường ĐH London và là đơn vị chỉ đạo thực hiện các CT đào tạo quốc tế của ĐH London chuyên ngành về Kinh tế, Quản lý, Tài chính và Khoa học XH trong đó có chương trình giảng dạy tại BUV - PV).

- Trong những trường mời em học tiếp master có những trường danh tiếng và lâu đời khác tại Anh, tại sao em thích LSE?

- Em thích triết lý giáo dục của LSE. Thành lập ở cuối TK19 khi những cuộc cách mạng đám đông tốn nhiều xương máu không thay đổi được triệt để thì Fabian Society sáng lập LSE với kỳ vọng tạo nên một ngôi trường khuyến khích cách mạng ở mỗi cá nhân, để từ đó tạo nên giải pháp căn gốc cho những vấn đề xã hội. Trở thành sinh viên LSE, nếu may mắn em sẽ gặp cơ hội được thách thức và từ đó có thể là lần đầu tiên trong đời, em đặt dấu hỏi về nền tảng giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống và đạo đức mình đã thu nhận một cách vô thức từ thuở nhỏ. Đó sẽ là những bước đầu tiên nhất trong hành trình sáng tạo lại chính mình, tránh khỏi trở thành bản sao của một nền văn hóa, của cha ông hay của những hình mẫu như Khổng tử, Phật Cồ đàm, Jesus. Đó là những thứ em mong đợi sẽ thấy ở LSE dù biết rằng khả năng sẽ là rất nhỏ (cười).


- Tốt nghiệp ĐH Quốc tế hạng ưu tại sao em không đi làm mà quyết định học tiếp?

- Chỉ là em cảm thấy chưa đủ trưởng thành.

- Suy nghĩ của Tuấn về BUV?

- BUV tôn trọng em như một khách hàng theo đúng nghĩa. Đây là một điều lạ lẫm đối với em -một học sinh trước đây chỉ học tại trường phổ thông Việt Nam. Trường học trước đây không quan tâm tới em như một cá nhân và vô hình chung đã cào bằng tính cách cá nhân trong mỗi học sinh. BUV lại khác – nó quan tâm tới cảm xúc, sự phát triển kỹ năng sống và suy nghĩ của em.

Ở BUV, sinh viên được khuyến khích trao đổi thẳng thắn. Với email riêng của sinh viên, em có thể trao đổi các vấn đề của mình với giáo sư, nhân viên trong trường hoặc người chịu trách nhiệm cao nhất là thầy Chris – giám đốc học vụ. Và em luôn nhận được giải thích thấu đáo.

Một điểm nữa, BUV không để em ảo tưởng về năng lực bản thân. Điểm số luôn phản ánh đúng đánh giá của giáo viên về năng lực sinh viên, hoàn toàn về học thuật. Các thầy luôn đặt em lùi lại những vị trí mà em phù hợp. Có thể ở một môi trường khác với điểm số cao, em sẽ bị sập cái bẫy ảo tưởng này và sẽ chẳng bao giờ biết được về nó trừ phi không may vấp ngã.

Cuối cùng, BUV không cho phép em tinh ranh. Mọi sao chép sẽ dễ dàng bị phát hiện và phạt nặng dù em lấy nguồn từ đâu đi chăng nữa. Tinh ranh làm cho mọi thứ có vẻ trở nên dễ dàng nhưng chính nó lại làm thui chột trí thông minh.

- Có vẻ như đây là bức tranh đẹp về BUV?

- Đó là cảm nhận riêng. Sẽ có lúc sinh viên không hài lòng, giận dữ, bất đồng ý kiến nhưng em tin những khúc mắc của họ sẽ được đối thoại và cùng nhau giải quyết cụ thể, đầy đủ và trực diện.

Tại BUV, sinh viên được học tập với 100% giảng viên quốc tế theo đúng chương trình chuẩn của các trường đại học Anh quốc trong môi trường học tập hiện đại, được phát triển toàn diện các kiến thức chuyên môn sâu rộng, các kỹ năng học tập, làm việc hiện đại và kỹ năng sống và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trước khi tốt nghiệp… BUV là một trong 70 cơ sở đào tạo quốc tế của Đại học London và là trường ĐH duy nhất tại Việt Nam được ĐH London chứng nhận chất lượng đào tạo.  

Thông tin thêm về BUV có tại www.buv.edu.vn

Tư liệu: BUV

Bạn có thể quan tâm