Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đi 4 bệnh viện người phụ nữ mới biết mình mắc lao sinh dục hiếm gặp

Người phụ nữ ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng sốt cao, toàn thân mệt mỏi, ăn uống kém, đau đầu, sút cân.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Sau hơn 2 tháng sốt cao không rõ nguyên nhân, dù đã điều trị tại 3 bệnh viện lớn nhưng không có chẩn đoán chính xác, chị N.T.H. (32 tuổi, trú tại Hà Nội) quyết định đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thăm khám.

Người phụ nữ nhập viện trong tình trạng sốt cao, toàn thân mệt mỏi, ăn uống kém, đau đầu, sút cân. Bệnh nhân sốt cao từng cơn dao động từ 38-39,5 độ C, có thời điểm lên đến 40 độ C.

Trước đó 2 tháng, chị H. phải chỉ định mổ lấy thai sớm do nhiễm trùng ối. Sau phẫu thuật, tình trạng sốt không cải thiện, các xét nghiệm đánh giá nhiễm trùng đều nằm trong giới hạn bình thường, khiến việc định hướng chẩn đoán ban đầu rất khó khăn.

Khai thác sâu hơn tiền sử, bệnh nhân chia sẻ có nhiễm trùng tiết niệu tái phát nhiều đợt trong 2 năm gần đây.

Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ đã tổ chức hội chẩn liên chuyên khoa để rà soát lại toàn bộ diễn tiến bệnh. Qua thăm khám, làm các xét nghiệm tìm căn nguyên gây sốt và lấy mẫu dịch buồng tử cung, chị H. được xác định mắc lao sinh dục - một thể lao hiếm gặp.

Đồng thời, hình ảnh X-quang phổi cũng ghi nhận tổn thương dạng viêm, đặt ra khả năng bệnh nhân mắc lao hệ sinh dục phối hợp tổn thương phổi.

Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Văn Dương, Trung tâm Hồi sức tích cực, cho biết lao sinh dục là một thể lao ngoài phổi hiếm gặp và thường bị chẩn đoán muộn. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương đến hệ sinh dục, ảnh hưởng quá trình sinh sản, sức khỏe tổng thể. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến lao toàn thể với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngay sau khi tình trạng sốt được kiểm soát, chị H. được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để tiếp tục điều trị.

"Trường hợp trên cảnh báo về tầm quan trọng của chẩn đoán sớm lao ngoài phổi. Cộng đồng y tế cùng như người dân cần nâng cao nhận thức về các thể lao không điển hình, đặc biệt trong những trường hợp bệnh nhân có tiền sử sốt kéo dài nhưng điều trị không hiệu quả", bác sĩ Dương cho hay.

Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.

Điều trị cúm hiệu quả cần đúng thuốc và thời điểm

Bác sĩ Bảo khuyến cáo một trong những điều quan trọng nhất khi đối phó với bệnh dịch do virus cúm là chẩn đoán nhanh chóng và kịp thời.

Làm gì để khi già xương khớp vẫn chắc khỏe

Chúng ta hoàn toàn có thể giảm nguy cơ loãng xương nếu chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc từ sớm.

Ăn gì để nhanh khỏi sốt?

Những thực phẩm này có tác dụng chống lại nhiễm trùng, hạ sốt và giúp bạn cảm thấy khỏe hơn chỉ trong thời gian ngắn.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm