Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Di chứng tâm lý hậu Covid-19 ở trẻ theo từng độ tuổi

Hầu hết trẻ em bị Covid-19 có các triệu chứng lâm sàng tương đối nhẹ so với người lớn. Nhưng một số trường hợp có thể gặp phải các biến chứng thần kinh sau khi khỏi bệnh.

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), cũng giống người lớn, trẻ em và thanh thiếu niên cũng phải đối mặt với những hậu quả do Covid-19 gây ra. Theo nhiều nghiên cứu được thực hiện ở các nước trên thế giới, có sự gia tăng tỷ lệ lo lắng, đau buồn, tâm trạng thất thường và rối loạn tâm thần ở trẻ sau khi khỏi Covid-19.

Trung tâm Điều trị hậu Covid-19 Dallas (Mỹ) cho biết khoảng 16% trẻ em có các vấn đề về thần kinh không cụ thể như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, hạ huyết áp, mất khứu giác hoặc vị giác. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày, trong hoặc sau khi khỏi Covid-19.

Trong khi đó, khoảng 1% có các vấn đề về thần kinh cụ thể như co giật (cử động cơ thể bất thường), bệnh não (mất tỉnh táo), dấu hiệu màng não, tình trạng viêm màng bọc của não như đau cổ, không thể gập cổ,...

Van de tam ly o tre hau Covid-19 anh 1

Nhiều trẻ gặp vấn đề tâm lý sau khi khỏi Covid-19. Ảnh: Humanrights.

Do sự hạn chế về tương tác xã hội trong thời gian dài, nhiều biến chứng thần kinh - tâm lý khác nhau được thấy ở trẻ em với từng các độ tuổi khác nhau:

- Trẻ em từ 0 đến 3 tuổi: Do không được ra ngoài, đặc biệt tiếp xúc quá nhiều với thời gian sử dụng thiết bị truyền hình và điện thoại di động, trẻ em thiếu các kỹ năng giao tiếp và xã hội.

Nhiều báo cáo cho thấy trẻ em dưới 2 tuổi, nếu tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử, có thể bị chậm nói, cáu giận quá mức và suy giảm nhận thức. Khi cuộc sống xã hội và tương tác bị hạn chế, trẻ em thiếu các cột mốc giao tiếp và xã hội phù hợp với lứa tuổi này. Thậm chí, trẻ cũng hạn chế việc phát triển về hành vi liên quan.

- Trẻ từ 3 tuổi trở lên: Trẻ mẫu giáo và ở độ tuổi đi học cần được tiếp xúc thực tế và nâng cao các kỹ năng xã hội của chúng. Do trường học đóng cửa, trẻ em phải học trực tuyến, không có bất kỳ sự tiếp xúc nào của bạn bè, giáo viên. Sự thiếu kích thích giác quan này lại làm trầm trọng thêm tình trạng chậm nói và gia tăng những lo lắng về hành vi của trẻ.

Ngoài ra, khi năng lượng không được phóng, bị tích tụ quá mức, trẻ em ngày càng trở nên hiếu động, bốc đồng và hung hăng.

Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng có ít thời gian giao lưu và chơi với trẻ vì bận rộn với công việc và việc nhà. Điều này khiến trẻ phải tự tìm kiếm giải pháp, dễ bị kích thích, giận dữ nếu không đạt được ý muốn.

Thực phẩm tăng cường sức khỏe tinh thần cho trẻ hậu Covid-19

Giống người lớn, sau khi khỏi Covid-19, trẻ nhỏ cũng dễ gặp phải tình trạng mệt mỏi về tinh thần như sương mù não, hay quên, thiếu tập trung.

Dịch Covid-19

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm