Câu 1: Địa phương nào có nhiều di sản UNESCO nhất Việt Nam?
Theo "Tạp chí Thế giới Di sản", đến nay, Hà Nội có nhiều di sản UNESCO nhất, gồm Hoàng thành Thăng Long, bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ca trù, Hội Gióng, tín ngưỡng thần Mẫu, kéo co. Đây chính là địa phương có nhiều di sản UNESCO nhất của Việt Nam, xếp thứ hai là Thừa Thiên Huế với 5 di sản. |
Câu 2: Hoàng thành Thăng Long là di sản được xây dựng dưới triều đại nào?
Theo Cổng thông tin điện tử của UBND thành phố Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử phát triển của kinh thành Thăng Long từ thời Bắc thuộc, kéo dài đến tận thời nhà Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích ở Việt Nam. |
Câu 3: Hoàng thành Thăng Long được công nhận Di sản UNESCO vào năm nào?
Theo Trung tâm Thế giới Di sản Việt Nam, ngày 1/8/2010, Ủy ban Di sản Thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa qua 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là trung tâm quyền lực; các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú. |
Câu 4: Vị vua nào chọn Thăng Long làm kinh đô?
Theo sách giáo khoa lịch sử Việt Nam, Thái Tổ (Lý Công Uẩn), vị vua sáng lập ra nhà Lý là người đầu tiên chọn Thăng Long làm nơi định đô. Khi tới đây, thấy có hình rồng bay lên, vua đã đặt tên vùng đất này là Thăng Long. |
Câu 5: Đâu là tên gọi khác của kinh thành Thăng Long?
Theo sách Lịch sử Việt Nam, trong hàng nghìn năm lịch sử, thành Thăng Long có nhiều tên gọi khác nhau như Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Hà Nội. |
Câu 6. Vua nào cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long?
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng dưới thời vua Lê Thái Tông, hoàn thành dưới thời vua Lê Thánh Tông, ghi danh những người đỗ đại khoa, bia tiến sĩ cũng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. |
Câu 7. Tên gọi Hà Nội lần đầu xuất hiện từ thời vua nào?
Sách "Chuyện đông, chuyện Tây" chép rằng tên gọi Hà Nội bắt đầu được dùng chỉ địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (1831). Hà Nội nghĩa là bên trong sông, phản ánh vị trí địa lý của địa phương này. |
Câu 8. Hai cha con đại thần nhà Nguyễn nào từng hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ thành Hà Nội năm 1873?
Theo sách giáo khoa lịch sử Việt Nam, trong cuộc chiến giữ thành Hà Nội năm 1873, cha con danh tướng Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Lâm đã chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội cho tới lúc hy sinh. Sau này, Tổng đốc Hoàng Diệu cũng rút gươm tự vẫn khi không thể bảo vệ thành Hà Nội bị quân Pháp tấn công năm 1882. |