Theo tờ The Wall Street Journal, giới chức y tế Mỹ cho rằng vaccine và nỗ lực tiếp cận cộng đồng đã làm giảm số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở thành phố New York. Tại San Francisco, vài tuần gần đây, phân tích mẫu nước thải cho thấy nồng độ virus đậu mùa khỉ đã ổn định. Ở một số nước châu Âu, số lượng ca mắc mới cũng đang có xu hướng giảm.
Nhân viên y tế New York tiêm vaccine đậu mùa khỉ. Ảnh: Reuters. |
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bà Rochelle Walensky, phát biểu: “Chúng ta dường như đang đi đúng hướng”.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế vẫn lo ngại liệu dịch đậu mùa khỉ đã đạt đỉnh hay chưa khi mà các ca mắc mới vẫn tiếp tục được phát hiện khi xét nghiệm cộng đồng. Trong vài tuần gần đây, tổng số ca bệnh là nam giới da đen đã tăng lên trong khi tổng số ca nhiễm chung đang giảm dần.
Bà Walensky cho biết: “Chúng tôi hiểu rõ tầm quan trọng việc cung cấp và phân bổ vaccine đồng đều cho nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh cao, các giảng viên và sinh viên đại học khi nhiều ca nhiễm mới đã được ghi nhận lúc các trường mở cửa trở lại”.
TS Rodney Rohde, chuyên gia sức khỏe cộng đồng tại Đại học Texas, nhận định: “Điều cần làm là tiếp tục tăng cường tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về căn bệnh này”.
Dữ liệu thống kê mới nhất của CDC cho thấy hơn 47.600 trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở khỉ được phát hiện ở 99 quốc gia, trong đó, 47.200 trường hợp xuất hiện ở 92 quốc gia chưa từng ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ trước đó.
Tính đến nay, Mỹ là nước có số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ cao nhất thế giới với hơn 17.400 ca, tiếp theo là Tây Ban Nha với 6.400 ca, Brazil với gần 4.000 ca và Pháp, Đức và Anh với hơn 3.000 ca. Các quốc gia khác xấp xỉ 1.300 ca.
Tại Mỹ, theo thống kê của CDC, bang California có gần 3.300 ca. Bang New York theo sát với 3.100 ca. Florida có 1.700 ca, Texas báo cáo gần 1.500 ca. Số ca mắc tại Georgia, Illinois lần lượt là 1.300 và lần lượt là 1.000 ca. Các bang khác thống kê gần 500 ca mắc.
Theo dữ liệu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tuần trước, số ca mắc mới trên toàn thế giới đã giảm 21% từ ngày 15/8 đến ngày 21/8 sau 4 tuần tăng liên tiếp. Các chuyên gia y tế của WHO cho biết số lượng các ca bệnh ở châu Âu đang có xu hướng sụt giảm. Tuy nhiên, họ cần thêm dữ liệu để khẳng định. Trong khi đó, số lượng ca mắc ở Mỹ vẫn chiếm 60% số ca bệnh trong tuần.
Các chuyên gia y tế cho rằng nhận thức chủ động trong nhóm người có nguy cơ cao giúp làm chậm sự lây lan của đậu mùa khỉ. Theo các cuộc khảo sát gần đây cũng cho thấy nhiều người đồng tính nam đang thay đổi hành vi tình dục, nhiều người giảm số lượng bạn tình và tình một đêm do sự bùng phát dịch bệnh.
TS Demetre Daskalakis, điều phối viên ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ của CDC Mỹ, nói: “Cộng đồng người đồng tính đang nỗ lực thay đổi hành vi của họ nhằm giảm nguy cơ lây lan bệnh. Điều này mang lại tín hiệu lạc quan”.
Khi dịch bùng phát, các nhân viên y tế công cộng tập trung vào việc tiếp cận đối tượng chưa tiêm phòng trong các nhóm có nguy cơ cao, sinh viên đại học, người nguy cơ bị phơi nhiễm ở nông thôn.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ cho biết tiêm đủ hai liều vaccine Jynneos mới có khả năng bảo vệ cao nhất. Giới chức Mỹ cam kết sẽ sớm có đủ vaccine để tiêm hai mũi cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao ở nước này.
Dịch Đậu mùa khỉ
WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ 2 trong 2 năm.
Hàn Quốc xác nhận 3 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Đến nay, tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận tại Hàn Quốc 16 trường hợp, đa số không có lịch sử du lịch nước ngoài.
Người nhiễm HIV có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc đậu mùa khỉ
Nghiên cứu cho biết nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ, người nhiễm HIV sẽ hình thành các vết loét lớn khắp cơ thể và có nguy cơ tử vong lên đến 15%.
Bệnh lây qua đường tình dục bùng phát mạnh trên toàn cầu
Mặc cho tương tác xã hội bị giảm đi nhiều trong 3 năm đại dịch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn gia tăng trên toàn thế giới.
WHO cảnh báo đậu mùa khỉ vẫn là căn bệnh gây nguy hiểm trên toàn cầu
Theo The Siasat Daily, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát mạnh mẽ của bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).