Đậu mùa khỉ từng là căn bệnh hiếm gặp và chỉ xuất hiện ở một số nơi tại châu Phi. Nhưng kể từ tháng 5, căn bệnh này gây ra làn sóng dịch mới, phát ra ra hơn 100 quốc gia. Đặc biệt, trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Theo Today, tại Mỹ, 17.000 người mắc bệnh, khiến quốc gia này trở thành nơi có số ca mắc đậu mùa khỉ đứng đầu thế giới.
Tuần trước, bang New York báo cáo trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người dưới 18 tuổi và không rõ đứa trẻ này nhiễm bệnh như thế nào.
Các ca bệnh cũng đã được ghi nhận ở các bang Oregon, Texas, Maine, Florida, Indiana, California và Washington. Ít nhất 17 trẻ em từ 0 đến 15 tuổi đã phát hiện mắc bệnh, cho thấy đây không phải là căn bệnh chỉ tấn công một nhóm dân số nhất định.
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nếu tiếp xúc nguồn lây. Các chuyên gia nhận định đậu mùa khỉ vẫn có thể gây bệnh cho trẻ em nhưng không phổ biến như những loại virus khác.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), trong lịch sử, bệnh đậu mùa khỉ cũng đã được ghi nhận ở trẻ em và thanh thiếu niên sống ở các vùng căn bệnh này là đặc hữu. Một khi nhiễm virus, bệnh cảnh của trẻ em tương tự người lớn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu trẻ em có dễ mắc đậu mùa khỉ hơn người lớn hay không và biểu hiện lâm sàng có gì khác biệt không.
Trẻ em có thể gặp các triệu chứng tương tự người lớn khi mắc đậu mùa khỉ. Ảnh: Healthshots. |
Trẻ em có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp và tổn thương của người, động vật mắc bệnh hoặc qua quần áo, khăn tắm, đồ vệ sinh cá nhân, giường ngủ của người bệnh. Bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây truyền cho thai nhi trong khi bà mẹ mang thai hoặc cho trẻ sơ sinh khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.
Trong những dữ liệu còn hạn chế về đậu mùa khỉ ở trẻ em, một số bằng chứng cho thấy trẻ em dưới 8 tuổi nhiễm chủng virus Clade I có nguy cơ trở nặng cao nhất. Ngoài ra, bất kỳ ai có tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc một số bệnh về da nhất định như bệnh chàm, đều có nguy cơ mắc bệnh đậu khỉ nghiêm trọng.
Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay do chủng virus Clade IIb gây ra, ít gây nghiêm trọng như Calde I. Dù vậy, dữ liệu về các biến chứng tiềm ẩn khi nhiễm virus Clade II ở trẻ em vẫn rất ít ỏi.
Trong một số trường hợp hiếm, đậu mùa khỉ có thể dẫn tới các biến chứng như viêm não, viêm mô tế bào, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, áp-xe, tắc nghẽn đường thở do nổi hạch nặng, viêm giác mạc và sẹo giác mạc.
Dịch Đậu mùa khỉ
WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ 2 trong 2 năm.
Hàn Quốc xác nhận 3 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Đến nay, tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận tại Hàn Quốc 16 trường hợp, đa số không có lịch sử du lịch nước ngoài.
Người nhiễm HIV có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc đậu mùa khỉ
Nghiên cứu cho biết nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ, người nhiễm HIV sẽ hình thành các vết loét lớn khắp cơ thể và có nguy cơ tử vong lên đến 15%.
Bệnh lây qua đường tình dục bùng phát mạnh trên toàn cầu
Mặc cho tương tác xã hội bị giảm đi nhiều trong 3 năm đại dịch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn gia tăng trên toàn thế giới.
WHO cảnh báo đậu mùa khỉ vẫn là căn bệnh gây nguy hiểm trên toàn cầu
Theo The Siasat Daily, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát mạnh mẽ của bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).