Đậu mùa khỉ đang lây lan theo cấp số nhân ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hiểu rõ hoặc hiểu sai về căn bệnh này. Nó dẫn tới tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với những nạn nhân của căn bệnh.
Chỉ người đồng tính nam mới có nguy cơ mắc bệnh?
Phần lớn ca mắc đậu mùa khỉ hiện nay là nam giới có quan hệ tình dục đồng tính, song đây không phải là căn bệnh chỉ nhóm dân số này mắc. Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh, bất kể khuynh hướng tình dục, tuổi tác, giới tính hoặc nhân khẩu học nào.
Lý do căn bệnh này lây lan chủ yếu trong cộng đồng đồng tính nam bởi một trong những con đường phát tán đó là quan hệ tình dục. Bệnh nhân quan hệ tình dục đồng giới và có tiếp xúc cơ thể thân mật trong khoảng thời gian đủ dài. Trong khi đó, con đường lây nhiễm chính của virus là qua da kề da và dịch tiết cơ thể. Như vết dầu loang, quan hệ tình dục nói chung là chất xúc tác khiến làn sóng dịch bệnh ngày càng gia tăng.
Những người đồng tính nam không phải nhóm duy nhất có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Ảnh: iStock. |
Nhưng không chỉ nhóm đồng tính nam có quan hệ tình dục mới bị lây nhiễm. Đã có nhiều ca mắc là phụ nữ, trẻ em. Những người chung sống với bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ bị lây nhiễm thứ phát rất cao.
Các quan chức y tế lo ngại sự xấu hổ có thể ngăn cản bệnh nhân tìm kiếm sự chăm sóc, bao gồm phương pháp điều trị, vaccine nếu họ bị phơi nhiễm.
Lầm tưởng chỉ những đồng tính nam mới mắc bệnh đậu khỉ cũng khiến chúng ta bỏ qua sự lây lan của căn bệnh này trong các cộng đồng khác, hậu quả là dịch bệnh bùng phát khó ngăn chặn hơn.
Bệnh đậu mùa khỉ rất dễ mắc phải?
Không giống loại virus đường hô hấp tương đối dễ lây lan qua không khí như SARS-CoV-2, đậu mùa khỉ cần có sự tiếp xúc gần gũi về thể chất. Điều này có nghĩa người nào thường phải tiếp xúc trực tiếp với một người có các triệu chứng đậu mùa khỉ mới bị lây, hoặc chạm vào quần áo của người bệnh. Điều này giải thích cho việc nhiều người lây nhiễm qua bạn tình, bạn cùng phòng.
Tuy nhiên, virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ có thể tồn tại trên các bề mặt - đặc biệt là trong môi trường tối, mát mẻ, độ ẩm thấp, theo CDC. Do đó, về mặt lý thuyết, chúng ta có thể mắc bệnh do tiếp xúc bề mặt bị ô nhiễm. Nhưng khả năng này hiện vẫn rất thấp.
Tiếp xúc trực tiếp, da kề da, bao gồm cả quan hệ tình dục, là cách chủ yếu hiện nay gây lây nhiễm đậu mùa khỉ. Đây không phải là căn bệnh mà bạn đi ngang qua ai đó tại cửa hàng tạp hóa mà bạn có nguy cơ mắc bệnh.
TPOXX hiện là thuốc duy nhất dùng để điều trị đậu mùa khỉ nhưng rất khó tiếp cận. Ảnh: NBC News. |
Bệnh đậu mùa khỉ là căn bệnh mới?
Điều này không chính xác. Đậu mùa khỉ là nỗi ám ảnh ở nhiều quốc gia châu Phi trong nhiều năm. Căn bệnh này cũng trở thành đặc hữu ở một số khu vực.
Ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên được phát hiện vào năm 1970, sau đó là đợt bùng phát nhỏ (47 trường hợp) ở Mỹ vào năm 2003.
Điều khiến đợt bùng phát này trở nên khác biệt là các ca bệnh lan rộng ở các quốc gia mà bệnh không thường được tìm thấy. Nó cũng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc thân mật và được phát hiện ở nam giới trưởng thành. Nhiều ca bệnh trong các đợt bùng phát trước đó là ở trẻ em và khả năng lây truyền từ người sang người thấp hơn.
Theo NPR, đợt bùng phát đậu mùa khỉ hiện tại có thể liên quan một trường hợp mà tiến sĩ Dimie Ogoina, bác sĩ bệnh truyền nhiễm ở Nigeria phát hiện vào năm 2017. Tiến sĩ Dimie Ogoina đã xác định một trường hợp có đặc điểm gần giống với bệnh đậu mùa khỉ hiện tại. Đợt bùng phát ở Nigeria cũng đã lây lan giữa nam giới quan hệ tình dục.
Không có phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ?
Năm 2019, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt vaccine Jynneos trong phòng bệnh đậu mùa, đậu mùa khỉ cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Vaccine này đang được tiêm cho nhóm có nguy cơ, mặc dù việc triển khai gặp nhiều khó khăn về nguồn cung cấp và người dân e ngại.
Ngoài ra, một loại vaccine đậu mùa khác cũng có thể được sử dụng để chống lại bệnh đậu mùa khỉ là ACAM2000. Tuy nhiên, đây là vaccine dạng virus sống theo công nghệ cũ, không đảm bảo an toàn cho tất cả người dân, đặc biệt là nhóm bị suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh về da.
Các phương pháp điều trị đã được sử dụng để điều trị bệnh đậu mùa cũng được cho là có tác dụng chống lại bệnh đậu mùa khỉ. Hầu hết người bệnh có thể tự khỏi tại nhà mà không cần can thiệp y tế, song, một số người có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn, như nhóm bị suy giảm miễn dịch. Họ có thể được kê thêm thuốc kháng virus.
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.
Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.
Dịch Đậu mùa khỉ
WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ 2 trong 2 năm.
Hàn Quốc xác nhận 3 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Đến nay, tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận tại Hàn Quốc 16 trường hợp, đa số không có lịch sử du lịch nước ngoài.
Người nhiễm HIV có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc đậu mùa khỉ
Nghiên cứu cho biết nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ, người nhiễm HIV sẽ hình thành các vết loét lớn khắp cơ thể và có nguy cơ tử vong lên đến 15%.
Bệnh lây qua đường tình dục bùng phát mạnh trên toàn cầu
Mặc cho tương tác xã hội bị giảm đi nhiều trong 3 năm đại dịch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn gia tăng trên toàn thế giới.
WHO cảnh báo đậu mùa khỉ vẫn là căn bệnh gây nguy hiểm trên toàn cầu
Theo The Siasat Daily, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát mạnh mẽ của bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).