Theo NY Post, căn bệnh mới mà các chuyên gia cảnh báo được gọi là "cúm cà chua". Báo báo đăng trên tạp chí The Lancet Respiratory Medicine Journal ngày 16/8 là tài liệu đầu tiên về loại cúm này kèm theo những lời khuyến nghị về nó.
“Cúm cà chua” lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ vào ngày 6/5 và đến nay đã lây nhiễm cho 82 trẻ em, tất cả đều dưới 5 tuổi. Ngoài ra, 26 trẻ em từ 10 tuổi trở xuống khác cũng đang trong diện nghi ngờ mắc "cúm cà chua".
Cái tên "cúm cà chua" được đặt theo đặc điểm là các mụn nước đỏ xuất hiện trên da. Virus gây loại bệnh mới còn khiến người mắc bị sốt và đau khớp.
Tờ Lancet đưa tin: “Một loại virus mới được gọi là bệnh 'cúm cà chua' hay 'sốt cà chua' đã xuất hiện ở bang Kerala, Ấn Độ, bệnh nhân chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh nhiễm virus hiếm gặp đang lây lan và được coi là không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, vì trải nghiệm đáng sợ với đại dịch Covid-19, chúng ta nên cảnh giác để ngăn chặn nó trở thành làn sóng mới".
Đến nay, virus này đã được phát hiện ở quận Kollam của bang Kerala và các khu vực lân cận Anchal, Aryankavu và Neduvathur (Ấn Độ).
Trẻ em có nhiều nguy cơ tiếp xúc với bệnh "cúm cà chua" vì nhiễm virus phổ biến ở nhóm tuổi này nhất. Trẻ có thể mắc bệnh khi tiếp xúc gần gũi với nguồn lây.
Hiện tại, không có thuốc chữa bệnh cúm này. Chủng virus gây ra nó cũng được đánh giá là "rất dễ lây lan", có nhiều điểm tương đồng với bệnh tay chân miệng.
“Do những điểm tương đồng với bệnh tay chân miệng, bệnh 'cúm cà chua' có thể gây hậu quả nghiêm trọng và lây lan sang cả người lớn nếu dịch bùng phát ở trẻ em không được kiểm soát", tạp chí The Lancet viết.
Các triệu chứng khác của bệnh gồm nôn, tiêu chảy, mất nước và đau nhức cơ thể. Một số trường hợp hiếm bị thay đổi màu sắc tay chân.
Phó giáo sư, tiến sĩ Subhash Chandra, Bệnh viện Amrita, ở Kochi, Ấn Độ, cho biết: “Đây không phải là căn bệnh gây tử vong, nhưng nó rất dễ lây lan và có thể truyền từ người này sang người khác. Những bệnh nhân bị 'sốt cà chua' nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Cũng như các bệnh sốt siêu vi khác, người bệnh cần giữ đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ".
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo người bị nhiễm "cúm cà chua" nên được cách ly 5-7 ngày.
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.
Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.
Dịch tay chân miệng
Dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng phải nhập viện ngay
Con tôi vừa được chẩn đoán mắc tay chân miệng, đang điều trị tại nhà. Xin hỏi bé có triệu chứng nào thì tôi cần đưa tới bệnh viện ngay?
Thủ tướng: Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm nếu thiếu vaccine Covid-19
Nhấn mạnh dịch bệnh dù được kiểm soát vẫn còn những diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đẩy mạnh tiêm chủng và phải chịu trách nhiệm nếu để thiếu vaccine Covid-19.
Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gặp một số tình trạng ngoài da như phát ban do viêm da, nhiễm virus hay vi khuẩn, nấm.
Luật sư: 'Vội vã thiêu thi thể bé trai là điều bất thường'
Theo luật sư, ông Quang có dấu hiệu bất minh khi vội vã hỏa táng thi thể bé trai 3 tuổi. Cảnh sát cần làm rõ mục đích của bị can để xem xét áp dụng thêm tội danh.
Một gia đình làm đơn tố giác người liên quan vụ bé trai bị thiêu
Một gia đình ở TP Huế cho rằng con trai của họ đã nhiều lần bị bạo hành trong thời gian được ông Lê Minh Quang chữa bệnh chậm phát triển.