Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch sởi giảm nhẹ nhưng số mắc vẫn còn cao

Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 191 trường hợp mắc sởi, giảm nhẹ so với tuần trước đó.

Tiêm vaccine sởi cho trẻ, phòng dịch lây lan. Ảnh: TTXVN

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 25/4 đến ngày 1/5), toàn thành phố ghi nhận 191 trường hợp mắc sởi, tại 30 quận, huyện, thị xã. Số ca mắc trong tuần qua đã giảm 7 trường hợp so với tuần trước đó (tuần trước đó là 198 ca).

Một số đơn vị ghi nhận nhiều ca bệnh như: Nam Từ Liêm (29 ca); Hoàng Mai (23 ca); Hà Đông (18 ca); Đống Đa (14 ca); Ba Vì (12 ca); Thường Tín (11 ca).

Cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 2.265 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã; trong đó có 1 ca không qua khỏi.

Trong số các bệnh nhân sởi có 12,5% số ca mắc là trẻ dưới 6 tháng; 13,8% là trẻ 6-8 tháng tuổi; 9% trẻ 9-11 tháng; 21,4% trẻ 1-5 tuổi; 13,9% trẻ 6-10 tuổi, 13,6% ca ở độ tuổi 11-15 tuổi; 15,9% là người trên 16 tuổi.

Đại diện CDC Hà Nội nhận định: Dịch sởi đang có xu hướng chững lại và giảm nhẹ, các ca mắc ghi nhận chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng, hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ. Dịch đang có xu hướng tăng ở nhóm người trên 10 tuổi. Dự báo Hà Nội sẽ còn tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.

Thời gian tới, các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát và tổ chức tiêm chủng cho trẻ em từ 6 tháng đến 10 tuổi; khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm chủng cho học sinh 11-15 tuổi tại các xã phường nguy cơ cao hoặc rất cao chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Đồng thời, ngành Y tế tăng cường phối hợp với ngành Giáo dục trong công tác giám sát, phòng chống, xử lý các ca bệnh, ổ dịch bệnh sởi, tay chân miệng... trong trường học; phối hợp triển khai công tác tiêm chủng vaccine trong trường học; rà soát, tuyên truyền cho phụ huynh học sinh cho con em đi tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine theo quy định. Khi có trường hợp mắc bệnh sởi tại các trường học, tổ chức rà soát việc tiêm chủng của trẻ để tiêm chủng cho trẻ còn chưa được tiêm để phòng bệnh kịp thời.

Ngành Y tế tổ chức hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.

Các đơn vị tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết. Tuyên truyền người dân chủ động đi tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch và hưởng ứng các chiến dịch tiêm chủng bổ sung do ngành Y tế triển khai.

Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.

Lòng se điếu vào tầm kiểm tra của cơ quan chức năng TP.HCM

Lòng se điếu, món ăn hiếm và đắt đỏ, đang bị nghi ngờ sử dụng hóa chất để "phù phép". Các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc kiểm tra nguồn gốc và chất phụ gia có trong thực phẩm này.

Lý do nam giới mắc ung thư nhiều hơn

Nam giới mắc ung thư nhiều hơn phụ nữ do sự kết hợp của các yếu tố sinh học, lối sống và môi trường tiếp xúc.

Từ hạt nêm đến cốc sữa giả: Sức khỏe người Việt bị vây hãm

Từ gia vị sử dụng trong bữa ăn đến cốc sữa, những thứ vốn gắn liền với sức khỏe hàng ngày của con người - đang thành mục tiêu của những đường dây làm giả quy mô lớn.

https://baotintuc.vn/y-te/dich-soi-giam-nhe-nhung-so-mac-van-con-cao-20250505155507991.htm

Tạ Nguyên/ Báo Tin tức

Bạn có thể quan tâm