![]() |
Trường Tiểu học Hải Thanh A. Ảnh: CTV/VietNamNet. |
Trước đó, theo nội dung được đăng tải trên mạng xã hội, một số phụ huynh bày tỏ bức xúc về các khoản đóng góp trong năm học 2024-2025 tại trường Tiểu học Hải Thanh A, phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).
Cụ thể, bài viết đề cập quỹ phụ huynh phải đóng hơn 103 triệu đồng cho các hạng mục như: Mua bàn ghế, trống, lắp hệ thống điện, thay kính cửa sổ, lát sân khấu, sửa ống nước, mua bồn nước…
Ngoài ra, còn có thông tin phụ huynh đóng hơn 81 triệu đồng cho quỹ phụ huynh, trong đó bao gồm các khoản như chi chè họp phụ huynh, hỗ trợ học sinh giỏi đi thi và khen thưởng.
Về nội dung phản ánh trên mạng xã hội, bà Lê Thị Quý, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hải Thanh A, cho biết khoản hơn 103 triệu đồng không phải quỹ phụ huynh mà là nguồn xã hội hóa, được thực hiện theo kế hoạch tài trợ cơ sở vật chất cho năm học 2024-2025.
Kế hoạch đã được UBND phường Hải Thanh và Phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn thống nhất, phê duyệt chủ trương. Mọi khoản thu đều có hiện vật, chứng từ, hồ sơ đầy đủ.
Cũng theo bà Quý, khoản 81 triệu đồng là quỹ do ban đại diện cha mẹ học sinh tự tổ chức vận động và thực hiện chi tiêu, không nằm trong khoản thu chính thức của nhà trường. Nhà trường đã có báo cáo chính thức gửi Phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn để làm rõ vụ việc.
Diễn biến sau khi bài viết được đăng tải, một người tự xưng là giáo viên của trường Tiểu học Hải Thanh A đã nhắn tin cho chủ tài khoản Facebook, bày tỏ mong muốn bài viết được gỡ bỏ vì lo ngại ảnh hưởng hình ảnh nhà trường. Trong cuộc trò chuyện, người này có đề cập đến số tiền 5 triệu đồng như một đề nghị thương lượng, nhưng chủ tài khoản không đồng ý.
Trao đổi với VietNamNet về nội dung này, bà Lê Thị Quý xác nhận có biết về nội dung lan truyền và cho biết người nhắn tin là thầy Nguyễn Văn Sỹ, giáo viên chủ nhiệm lớp 5C.
Tuy nhiên, bà khẳng định: “Bản thân tôi không chỉ đạo, không nhờ thầy Sỹ hay bất kỳ ai liên hệ với người đăng bài để đề nghị gỡ bài viết”. Bà Quý đã yêu cầu thầy Sỹ báo cáo, giải trình về vụ việc.
Theo báo cáo của thầy Nguyễn Văn Sỹ, sau khi đọc bài viết trên Facebook, bản thân cảm thấy lo lắng vì cho rằng bài viết ảnh hưởng đến uy tín nhà trường - nơi mình đang công tác. Do đó, thầy chủ động nhắn tin với mục đích thuyết phục người đăng bài gỡ bỏ.
Trong quá trình trao đổi, phía chủ tài khoản đề cập tới việc nếu muốn gỡ bài thì “phải có tiền”, và thầy đã phản ứng lại để “thăm dò, cảnh giác với nguy cơ bị lừa đảo hoặc tống tiền”.
Thầy Sỹ khẳng định không được ai yêu cầu hay chỉ đạo đề xuất chi tiền. Trong báo cáo, thầy Sỹ còn nêu ban đầu, do hoảng loạn tinh thần, ông đã xóa Facebook và báo cáo rằng Facebook của mình đã bị hack khoảng một tháng.
Thị trường lao động thay đổi chóng mặt, để tồn tại, con người cần học tập suốt đời. Trong bối cảnh đó, tạp chí Tri Thức - Znews giới thiệu tới độc giả cuốn Học tập suốt đời của tác giả Michelle R.Weise.
Tác phẩm cung cấp cho độc giả những đánh giá về thị trường lao động tương lai, những giải pháp cho nhu cầu vừa học vừa làm đang ngày một tăng, cùng với đó là đưa ra những cách kết nối để quá trình chuyển đổi “học-làm” diễn ra thuận lợi hơn. Từ đó, tác giả nêu lên vai trò của việc học tập suốt đời.