Một trong những hối tiếc lớn nhất của mọi người vào lúc cuối đời là dành ít thời gian cho người thân yêu, nhiều thời gian cho công việc. Ảnh: Vietnamnet. |
Hadley Vlahos, 30 tuổi, sống ở New Orleans (bang Louisiana, Mỹ) đã làm công việc chăm sóc những người sắp mất được 8 năm.
Mới đây, nữ y tá đã trải lòng về một số điều mà khách hàng ước họ có thể thay đổi cũng như những bài học cô có được khi ở cạnh những người mắc bệnh nan y.
Theo Daily Mail, một trong những hối tiếc lớn nhất của mọi người vào lúc cuối đời là dành ít thời gian cho người thân yêu, nhiều thời gian cho công việc.
Hadley giải thích: “Rất nhiều người cảm thấy họ không hiểu gì về con mình. Họ nhận ra những gì họ từng nghĩ là quan trọng không thực sự cần thiết. Có lẽ, họ nên làm việc 40 giờ thay vì 60 giờ”.
Những người khác bày tỏ sự hối hận vì quan tâm quá nhiều đến vật chất. “Tôi nhớ mình đã rời khỏi dinh thự đồ sộ đó và bệnh nhân đang nằm trên chiếc giường kiểu bệnh viện. Bà ấy nhận ra không thể mang những món đồ theo”, Hadley nhớ lại.
Một bệnh nhân hối hận vì đã không dành thời gian theo đuổi ước mơ trở thành bác sĩ. Ông nhắn nhủ: “Đừng chờ đợi thời điểm hoàn hảo mà hãy bắt đầu ngay bây giờ”.
Hadley chia sẻ, cô học hỏi được nhiều điều từ công việc. Ảnh: Daily Mail. |
Một khách hàng khác ước mình không dành quá nhiều công sức để gây ấn tượng với người khác mà thay vào đó, “hãy làm nhiều thứ hơn cho bản thân”.
“Người phụ nữ này luôn quan tâm đến những gì bạn bè nghĩ. Đến cuối đời, bà ấy là người duy nhất còn sống và nhận ra đã không làm những gì mình muốn”, nữ y tá 30 tuổi nói.
Bà đã mua những chiếc ô tô và nhà để gây ấn tượng với người khác. Nhưng giờ đây, bà ước mình dùng số tiền đó để đi du lịch.
Công việc của Hadley buộc cô phải suy ngẫm về cuộc sống của chính mình. Cô cố gắng tối đa để đảm bảo rằng mình đang sống trọn vẹn nhất mỗi ngày. Hàng năm, cô và gia đình lại cùng nhau đi đâu đó.
Điều tiếc nuối khác phổ biến khác là không có cơ hội nói lời tạm biệt với những người thân yêu đột ngột qua đời trước đó. Họ ước đã có thể bày tỏ tình cảm, sự trân quý của mình.
Hadley có hơn 181.000 người theo dõi trên Instagram. Cô thường xuyên chia sẻ những câu chuyện của mình, khuyến khích mọi người lắng nghe trải nghiệm của người đi trước vì những lời khuyên có thể rất giá trị.
Nữ y tá nhấn mạnh công việc của cô không chán nản như bạn nghĩ. Cô rất biết ơn vì đã học được nhiều điều. "Qua năm tháng, tôi đã học được cách đặt câu hỏi để mọi người nói chuyện với mình. Khi tôi chuyển đi, gia đình còn tâm sự đều hơn", cô kết luận.
Những điều nhiều người hối tiếc nhất khi sắp mất:
- Tập trung quá nhiều vào vật chất
- Trì hoãn ước mơ để rồi không bao giờ có cơ hội thực hiện
- Cố gắng gây ấn tượng với người khác hơn là làm mọi việc cho chính mình
- Làm việc chăm chỉ đến nỗi không được gặp gia đình nhiều như bạn muốn
- Không nói ra bạn quan tâm đến những người thân yêu như thế nào.
Sách về nghề y
Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:
Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.
Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.