Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điều cần biết khi lần đầu khám nam khoa

Nam giới nên thực hiện việc khám nam khoa tối thiểu là 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe và để kịp thời phát hiện ra các bệnh lý tiềm ẩn ở bộ phận sinh dục.

Nam giới nên thực hiện việc khám nam khoa tối thiểu là 6 tháng/lần. Ảnh minh họa: Pexels.

Khám nam khoa là kiểm tra về cơ quan sinh dục và khả năng sinh lý của nam giới nhằm phát hiện sớm những tổn thương, u nhú, kiểm tra sức khỏe sinh sản có tốt hay không.

Tại sao cần đi khám nam khoa định kỳ?

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, việc đến phòng khám nam khoa thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sẽ giúp cho bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác nhất tình trạng sức khỏe, bệnh lý phát sinh tại bộ phận sinh dục của nam giới.

Bạn nên thực hiện việc khám nam khoa tối thiểu là 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe và để kịp thời phát hiện ra các bệnh lý tiềm ẩn ở bộ phận sinh dục. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, các bệnh nam khoa sẽ trở nặng và có thể xảy ra biến chứng xấu. Thậm chí, chúng có thể gây vô sinh.

Trước khi khám nam khoa cần làm những gì?

Để việc thăm khám được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần chuẩn bị những vấn đề sau:

Chuẩn bị thông tin cá nhân

Bạn nên chuẩn bị một bản tóm tắt về tiền sử bệnh của bản thân, bao gồm các bệnh lý có liên quan sức khỏe sinh lý, phẫu thuật trước đây, vấn đề sức khỏe hiện tại, hoặc thuốc đang dùng.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào (như đau, sưng, rối loạn cương dương, khó tiểu, chảy dịch từ bộ phận sinh dục), hãy ghi chú lại để dễ dàng chia sẻ với bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác.

Đảm bảo bạn mang theo thẻ bảo hiểm y tế (nếu có), căn cước công dân và hồ sơ bệnh án trước đây( nếu đã từng khám và điều trị).

Chuẩn bị về tâm lý

Khám nam khoa là một trong những vấn đề nhạy cảm như: xuất tinh sớm, cắt bao quy đầu, yếu sinh lý... Đa phần đàn ông đều có tâm lý e ngại khi đề cập đến vấn đề này. Nếu mãi giữ tâm lý này đi khám bệnh thì sẽ là rào cản trong quá trình bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Vì vậy, nam giới phải gạt bỏ sự e ngại, nắm vững nguyên tắc thẳng thắn và cởi mở nói những vấn đề bản thân đang gặp phải. Coi bác sĩ như người bạn để chia sẻ có như vậy bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán chính xác hơn.

Thực hiện 2 “không”

Không uống nhiều nước trước khi đi khám: Đây là nguyên tắc cần ghi nhớ. Nếu nghi ngờ mắc bệnh do viêm đường tiết niệu, nam giới phải nhịn tiểu 8 giờ để xét nghiệm đạt kết quả chính xác.

Không quan hệ tình dục hoặc thủ dâm trước khi đi khám nam khoa: Điều này cần đặc biệt chú ý khi đi khám rối loạn cương dương hoặc vô sinh. Bạn phải kiêng xuất tinh khoảng 5-7 ngày để xét nghiệm, chẩn đoán bệnh chính xác.

Vệ sinh bộ phận sinh dục

Trước khi đi khám, bạn phải tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhất là ở vùng kín. Điều này sẽ khiến bạn tự tin hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm trong khi thăm khám. Không sử dụng các dung dich vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh vì có thể ảnh hưởng xét nghiệm.

kham nam khoa anh 1

Trước khi đi khám, bạn phải tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhất là ở vùng kín. Ảnh: Infotainment.ams.

Mặc quần áo thoải mái

Khi đi khám, nam giới nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để quá trình thăm khám đơn giản và nhanh chóng hơn.

Chuẩn bị khác

Nhịn ăn (nếu cần): Một số xét nghiệm máu yêu cầu bạn nhịn ăn trước khi khám, bạn nên hỏi trước bác sỹ và nhận viên y tế khi đặt lịch.

Khi đi khám nên đến cùng bạn tình, vì nhiều bệnh nam khoa lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà hoặc mụn rộp sinh dục.

Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị sẵn chi phí khám nam khoa gồm có mua sổ khám, xét nghiệm, chi phí mua thuốc.

Quy trình khám nam khoa

Bước 1: Kiểm tra các chỉ số cơ bản của cơ thể và khám bên ngoài bộ phận sinh dục. Nam giới sẽ được các bác sĩ tư vấn nam khoa kiểm tra các chỉ số cơ bản của cơ thể bao gồm: chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim.

Bước 2: Khám tập trung tại bộ phận sinh dục.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám bên ngoài bộ phận sinh dục của nam giới để kiểm tra xem có tồn tại tổn thương, viêm loét hoặc u cục nào không. Điều này giúp họ phát hiện được các căn bệnh viêm nhiễm nam khoa hoặc bệnh xã hội. Tiếp đến, kiểm tra tinh hoàn xem có bị ẩn hay không, bao quy đầu hay có khối u tại tinh hoàn.

Bước 3: Tiến hành xét nghiệm.

Để quá trình chẩn đoán các bệnh nam khoa được diễn ra nhanh chóng, chuẩn xác, nam giới cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch niệu đạo, tinh dịch đồ, xét nghiệm hormone sinh dục, siêu âm…

Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.

Có 6 dấu hiệu này, nam giới nên đi khám càng sớm càng tốt

Nếu thường xuyên bị đau, sưng tinh hoàn, mất ham muốn tình dục hay tinh dịch sẫm màu, có mùi khó chịu, nam giới nên đi khám sớm vì có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm.

Quan hệ tình dục không an toàn tăng vọt ở người trẻ

Giới trẻ ngày càng ít sử dụng bao cao su do khó tiếp cận biện pháp tránh thai, thiếu giáo dục giới tính và ảnh hưởng từ phim khiêu dâm, gây nguy cơ sức khỏe tình dục.

5 lợi ích của việc kiêng quan hệ tình dục với phụ nữ

Tình dục được chứng minh giúp giảm căng thẳng, ngừa tăng huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, kiêng quan hệ trong một khoảng thời gian cũng mang lại một số lợi ích.

Bác sĩ Phạm Đức Mạnh

Khoa Nam học, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bạn có thể quan tâm