Lòng lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng thực phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Lòng lợn có an toàn để ăn?
Lòng lợn có thể ăn an toàn nếu chúng được làm sạch và nấu chín đúng cách. Điều quan trọng là phải tuân theo các hướng dẫn an toàn thực phẩm để giảm nguy cơ ô nhiễm vi khuẩn.
Lòng lợn là nguồn cung cấp protein tốt và một số vitamin và khoáng chất như sắt, vitamin A, B12...
- Giàu protein: Lòng lợn là nguồn cung cấp protein dồi dào, rất cần thiết cho việc xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể.
- Giàu vitamin và khoáng chất: Lòng lợn chứa vitamin A, B12 và sắt, rất quan trọng để duy trì các tế bào máu khỏe mạnh và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Lòng lợn là món ăn đặc trưng và khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt trong các dịp lễ Tết. Ảnh minh họa: Allrecipes. |
Rủi ro khi ăn nhiều lòng lợn
Theo All Recipes, trong 100 g lòng heo có khoảng 400 mg cholesterol, ăn quá nhiều có thể gây ra dư thừa cholesterol, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bởi vậy, người cao tuổi, người bị bệnh gout cần tránh ăn món này.
Ngoài ra, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, thừa cân/béo phì... cần hạn chế ăn lòng và tạng động vật.
Ăn lòng lợn nếu không được làm sạch và nấu chín kỹ có thể khiến người ăn bị nhiễm các vi khuẩn, ký sinh trùng, giun sán từ vật chủ là lợn, chẳng hạn Salmonella.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết ăn lòng lợn có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn có tên Yersinia enteratioitica gây ra. Nhiễm trùng này có thể khiến bạn bị tiêu chảy ra máu nghiêm trọng, nôn mửa và chuột rút. Nó thậm chí có triệu chứng tương tự viêm ruột thừa.
Điều đáng kinh ngạc là Yersinia enteratioitica có thể gây ra tình trạng viêm khớp phản ứng mạn tính ở những người có biến thể di truyền HLA-B27.
Đặc biệt, trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm trùng cao với Yersinia enteratioitica. Chúng có thể bị nhiễm bệnh khi người chế biến không rửa tay cẩn thận trước khi chạm vào trẻ em hoặc các vật dụng trẻ cho vào miệng như đồ chơi, bình sữa và núm vú giả.
Nếu bạn ăn lòng lợn, hãy đảm bảo bạn mua chúng từ cơ sở có uy tín, làm sạch và nấu chín đúng cách để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm. Nên đeo găng tay và khẩu trang khi sơ chế và làm sạch lòng lợn để tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
Ngoài ra, hãy nấu chitlin ở nhiệt độ tối thiểu 76,7 độ C trong ít nhất 10 phút để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn hoặc ký sinh trùng nào hiện diện.
Bạn đã từng cảm thấy muốn ăn uống gì đó khi buồn bực, tức giận? Hay thậm chí vui vẻ cũng làm bạn ngon miệng và ăn nhiều hơn? Đặc biệt là thèm ăn rất nhiều thực phẩm không lành mạnh? Đây thực sự là tâm lý của rất nhiều người nhưng thực tế, nó không tốt cho sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần của bạn.
Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo sẽ cho bạn thấy tác hại của việc ăn uống theo tâm trạng. Cuốn sách cũng là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần.