"Meeting-free Fridays" đã mang lại kết quả tích cực, giúp tối ưu hóa năng suất và trải nghiệm làm việc của nhân viên. Ảnh minh họa: Artem Podrez/Pexels. |
Hibaaq Abdillahi (32 tuổi), Giám đốc thương hiệu tại Oyster, công ty quản lý nhân sự, chia sẻ với Bloomberg rằng khi “dọn dẹp” những cuộc họp vào thứ Sáu, năng suất tại công ty đã tăng lên đáng kể.
Đây là thử nghiệm mới của công ty nhằm giải quyết vấn đề hiệu suất làm việc giảm vào cuối tuần đã tồn đọng lâu nay.
Cụ thể, công ty đã thực hiện chiến lược "Meeting-free Fridays" (tạm dịch: thứ Sáu không họp hành), hay có thể gọi là "Flow Fridays" (tạm dịch: thứ Sáu tận hưởng), với mong muốn giúp nhân viên có thêm thời gian để hoàn thành công việc khi sắp kết thúc tuần.
Sự tận dụng gây mệt mỏi
Nghiên cứu từ Trường Y tế Cộng đồng tại Đại học Texas A&M đã ghi chép về "Hiệu ứng thứ Sáu" và chỉ ra năng suất giảm đi vào ngày cuối tuần, dù nhân viên làm việc tại văn phòng hay làm việc từ xa.
Tận dụng ngày làm việc cuối cùng trong tuần từ lâu đã là vấn đề với hầu hết công ty. Cho tới khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhiều doanh nghiệp đã có cơ hội nhìn thấy những thiệt hại khổng lồ khi nhân viên không cảm thấy hạnh phúc tại nơi làm việc.
Theo Chủ tịch Habanero Consulting Group, giảm bớt các cuộc họp vào ngày thứ Sáu giúp nhân viên có không gian cho tư duy và sáng tạo, đồng thời nâng cao tinh thần làm việc của nhóm. Ảnh minh họa: Tima Miroshnichenko/Pexels. |
Theo số liệu từ Gallup, tổ chức nghiên cứu dữ liệu toàn cầu, năm ngoái, những nhân viên bất mãn đã khiến các công ty Mỹ thiệt hại khoảng 1,9 nghìn tỷ USD.
Trước đó, các doanh nghiệp cũng từng nỗ lực để giảm bớt áp lực trong ngày thứ Sáu, như áp dụng văn hoá "Casual Fridays" (tạm dịch: thời trang tự do vào thứ Sáu) để giảm bớt quy tắc về trang phục, hoặc "Summer Fridays" (tạm dịch: những ngày thứ Sáu nghỉ hè) cho phép nhân viên nghỉ thêm vài giờ trong vài tháng trong năm. Tuy nhiên, các chiến lược này không đủ sức nặng để thay đổi tình hình.
Steven Fitzgerald, Chủ tịch tập đoàn tư vấn Habanero Consulting Group, cho biết việc loại bỏ các cuộc họp vào thứ Sáu đã giúp đội ngũ 65 người trong tổ chức tận dụng hiệu quả ngày làm việc hơn, đồng thời cải thiện tinh thần làm việc.
“Thật dễ dàng để đi hết cuộc họp này đến cuộc họp khác, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc bạn bắt bộ não của mình liên tục hoạt động mà không có thời gian để suy nghĩ”, ông nói.
Tận dụng hiệu suất trong ngày làm việc cuối tuần từ lâu đã là thách thức đối với đa số các công ty. Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels. |
Cuối tuần hạnh phúc cho cả tuần năng suất
Trào lưu không tổ chức họp vào thứ Sáu hiện được nhiều công ty hưởng ứng, thậm chí còn có ý tưởng loại bỏ hoàn toàn buổi làm việc vào chiều thứ Sáu.
Là một trong những nhân viên làm việc tại các công ty áp dụng các biện pháp linh hoạt về thời gian, Katelyn Rodriguez (32 tuổi, bang California, Mỹ) chia sẻ cô có sự thay đổi tích cực từ khi công ty đặt ra "Flex Fridays" (tạm dịch: thứ Sáu linh hoạt). Chính sách này cho phép Katelyn có thêm thời gian với gia đình, như việc đưa con gái nhỏ của mình đến lớp âm nhạc.
Hay Roseli Ilano, quản lý cộng đồng tại nền tảng bán vé Eventbrite ở Oakland (Mỹ), chia sẻ rằng cô biết ơn chính sách nhân viên được nghỉ vào thứ Sáu đầu tiên của tháng. Nhờ đó, cô có thể thư giãn xem Netflix và chăm sóc người mẹ vào cuối tuần.
Một số công ty như Shopify, Eventbrite, JM Smucker cũng đang thử nghiệm các chiến lược như loại bỏ các cuộc họp không cần thiết, tăng thêm ngày nghỉ trong tháng, hoặc thiết lập các tuần làm việc cố định.
Các công ty có nhiều chiến lược đa dạng, một số tăng cường làm việc tại văn phòng, trong khi một số khác thử nghiệm những mô hình linh hoạt, nhằm cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên.
Một số công ty đã bắt đầu thử nghiệm loại bỏ hoàn toàn buổi chiều làm việc trong ngày thứ Sáu. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexel. |
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.