Bị kẹt trong ôtô, dù do sự cố đều tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Ảnh: USAToday. |
Tối 29/5, dư luận bàng hoàng trước thông tin một bé trai 5 tuổi ở Thái Bình đã bị bỏ quên gần 10 giờ trên xe đưa đón đến trường. Buổi chiều cùng ngày, cháu bé đã được tìm thấy và đưa đến cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Sự việc thương tâm một lần nữa đặt ra cảnh báo về những nguy hiểm tiềm ẩn khi trẻ em bị kẹt trong ôtô, đặc biệt trong những ngày nắng nóng.
Theo Hội đồng An toàn Quốc gia Mỹ, trung bình mỗi năm có 38 trẻ em dưới 15 tuổi chết vì say nắng sau khi bị bỏ quên trong xe. Trẻ nhỏ đặc biệt có nguy cơ bị say nắng khi bị bỏ lại một mình trong ôtô vì cơ thể trẻ nóng lên nhanh hơn gần gấp 5 lần so với người lớn, theo Emergency Physician.
Chia sẻ với Tri Thức - Znews trước đó, PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết điều nguy hiểm nhất khi bị kẹt trong không gian kín là các loại khí thải từ ôtô, xe máy và động cơ đốt trong, chạy bằng xăng dầu.
Khí thải của ống khói hở tạo cơ hội cho khí CO và CO2 tràn vào bên trong ôtô, khiến nạn nhân bị ngạt, dẫn tới tử vong. Đặc biệt, các loại khí này không gây đau đớn, khiến nạn nhân tử vong nhanh, êm dịu như một giấc ngủ sâu.
Ngoài ra, theo tổng hợp từ trang Emergency Physician, khi bị kẹt trong xe, cơ thể sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, bao gồm:
Sốc nhiệt: Khi nhiệt độ trong xe tăng cao, cơ thể sẽ cố gắng điều chỉnh bằng cách tăng tiết mồ hôi, tăng nhịp tim và thở nhanh. Tuy nhiên, nếu cơ thể không thể điều chỉnh kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt và nếu tình trạng sốc nhiệt nặng có thể dẫn đến tử vong.
Nguy cơ sốc nhiệt cao hơn trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra, những chiếc xe tối màu có thể hấp thụ nhiệt cao hơn những chiếc xe màu sáng.
Ngạt thở: Khi xe kín cửa, lượng oxy trong xe sẽ dần cạn kiệt. Khi lượng oxy trong máu giảm xuống mức thấp, não bộ sẽ bắt đầu hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến các triệu chứng như lú lẫn, mất ý thức, co giật và tử vong.
Mất nước: Do môi trường nóng và thiếu nước uống, cơ thể sẽ nhanh chóng bị mất nước. Mất nước có thể dẫn đến các triệu chứng như khô miệng, khát nước, mệt mỏi. Mất nước trong thời gian dài có thể dẫn đến suy đa cơ quan và tử vong.
Theo các chuyên gia Viện Sức khỏe Nhi khoa Mỹ, ở điều kiện nhiệt độ bình thường, một người trưởng thành khỏe mạnh có thể sống sót trong xe kín cửa khoảng 4-6 giờ. Tuy nhiên, trẻ em có thể chỉ chịu đựng trong 2-3 giờ.
Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, việc bị kẹt trong xe còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác, bao gồm:
- Tai nạn: Nếu xe bị ngập nước hoặc gặp tai nạn, người bị kẹt trong xe sẽ gặp nguy hiểm cao hơn do khó khăn trong việc thoát hiểm.
- Tâm lý: Bị kẹt trong không gian chật hẹp và thiếu oxy có thể dẫn đến lo lắng, hoảng loạn, thậm chí là suy sụp tinh thần.
Sau những vụ việc bỏ quên trẻ trên ôtô, kinh nghiệm cần được rút ra đối với bố mẹ, người giám sát, tài xế là kiểm tra thật kỹ phương tiện đưa đón trẻ nhỏ, không bao giờ bỏ trẻ hoặc thú cưng trong xe một mình, dù chỉ trong thời gian ngắn.
Đảm bảo trẻ em luôn được giám sát bởi người lớn khi ở trong hoặc xung quanh xe. Ngoài ra, bố mẹ và người lớn cũng nên dạy trẻ những kỹ năng như cách mở khóa cửa và thoát hiểm khỏi xe trong trường hợp khẩn cấp; Trang bị búa thoát hiểm trong xe để phá vỡ cửa sổ nếu cần thiết.Con người ai cũng cần tình yêu
Tình yêu là một phạm trù rất rộng, nó không chỉ là tình cảm nam nữ mà còn bao hàm tình yêu thương với gia đình, bè bạn, niềm đam mê với công việc và sở thích cá nhân lành mạnh.
Được sống thật với chính mình luôn là một hạnh phúc. Trong cuốn sách "Sống thật để thật sự sống", người đọc được khuyến khích mở rộng tâm trí đón chào tiềm năng hiểu biết và yêu thương, đồng thời đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và thực tế để sống dựa trên sự tử tế đó.