Tôi ăn uống lành mạnh, luôn chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng vẫn thường xuyên bị tiêu chảy và buồn nôn. Liệu nguyên nhân có thể đến từ nguồn nước không an toàn mà tôi chưa nhận ra?
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)
Nước là yếu tố thiết yếu cho sự sống, nhưng nếu bị ô nhiễm, nó có thể chứa vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và hóa chất độc hại. Việc sử dụng nước bẩn lâu dài hoặc không xử lý đúng cách có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, thần kinh và các cơ quan nội tạng.
Các bệnh thường khi uống nước nhiễm bẩn gồm:
- Tiêu chảy cấp: Do vi khuẩn (E. coli, Salmonella, Shigella) hoặc virus (Rotavirus, Norovirus), gây đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, mất nước, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ và người cao tuổi.
- Thương hàn: Do Salmonella Typhi, biểu hiện bằng sốt cao kéo dài, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Tả: Do Vibrio cholerae, gây tiêu chảy nặng, mất nước nhanh, có thể tử vong nếu không điều trị kịp.
- Viêm gan A và E: Lây qua đường tiêu hóa, triệu chứng gồm vàng da, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng.
- Bệnh do ký sinh trùng: Như Giardia, Cryptosporidium, amíp… gây tiêu chảy kéo dài, đầy hơi, đau bụng âm ỉ.
- Bệnh do hóa chất độc hại: Nước chứa kim loại nặng như chì, asen hoặc hóa chất nông nghiệp có thể gây tổn thương hệ thần kinh, ung thư, hoặc dị tật bẩm sinh nếu phơi nhiễm trong thời gian dài.
Người dân nên sử dụng nguồn nước đã qua xử lý, đun sôi kỹ trước khi uống. Với nước giếng khoan hoặc bể chứa lâu ngày, người dân cần kiểm tra chất lượng định kỳ. Ngoài ra, mọi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống để giảm nguy cơ tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm.
Với cuốn sách này, hai tác giả Margalis Fjelstad & Jean McBride muốn đem tới cho người đọc, đặc biệt là các bậc cha mẹ một thông điệp: Không ai sinh ra đã là một người cha, người mẹ hoàn hảo. Chúng ta hoàn hảo hơn khi đảm đương vai trò làm cha mẹ. Nuôi dạy con cái, cũng là lúc người lớn học cách hoàn thiện bản thân để có thể đảm đương tốt vai trò mới.