Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điều ít biết về tục lì xì ở các nước

Ở Nhật, phong bao lì xì có màu chủ đạo là trắng và không được mở ra trước mặt người tặng. Trong khi đó, người Hàn Quốc mừng tuổi bằng cả vàng, đá quý.

Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn ở nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Đây là dịp để các gia đình đoàn viên, cùng nhau chào đón một năm và trao nhau những lời chúc an lành, may mắn.

Tặng tiền lì xì là một trong những phong tục mừng năm mới phổ biến. Tiền mừng mang ý nghĩa trao tặng sự may mắn, bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong những điều may.

Nhưng ở mỗi quốc gia, câu chuyện, đối tượng và nghi thức cho - nhận tiền mừng lại có sự khác biệt.

Trung Quốc

Trung Quốc là nơi khởi nguồn của tục lì xì (hongbao). Tục này xuất phát từ một truyền thuyết cổ xưa về loài yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa, trêu chọc trẻ con đang ngủ khiến chúng giật mình và bật khóc.

tien mung tuoi anh 1

Ở Trung Quốc, tiền lì xì thường được tặng cho trẻ con với lời chúc bình an, khỏe mạnh. Ảnh: Jing Daily.

Thấy vậy, vào dịp giao thừa tại một gia đình có cậu con trai nhỏ, có 8 vị tiên hóa thân thành các đồng tiền xu, để cha mẹ cậu bé cho vào túi màu đỏ đặt đầu giường. Khi yêu tinh đến, các đồng tiền lóe lên ánh sáng khiến chúng sợ hãi bỏ chạy.

Từ đó, người dân đem tiền lẻ bỏ vào túi nhỏ màu đỏ, màu tượng trưng của may mắn, và tặng trẻ nhỏ dịp năm mới để lấy may, xua đuổi điều rủi.

Theo Joey Ng, Giám đốc Tiếp thị của Yami, có trụ sở tại Los Angeles, thì: "Sức mạnh của lì xì nằm ở phong bao màu đó chứ không phải số tiền nằm trong đó".

Việt Nam

Những ngày đầu năm mới Âm lịch, người Việt Nam có truyền thống gặp gỡ và thăm hỏi gia đình, bạn bè. Vào dịp này, người lớn tuổi sẽ dành tặng các em nhỏ tiền lì xì, thường được đựng trong phong bao trang trí sặc sỡ màu đỏ.

Dân gian còn có câu "xanh xanh đỏ đỏ, em nhỏ nó mừng", ngụ ý những tờ tiền mừng tuổi màu xanh và đỏ luôn đem lại niềm vui cho trẻ em.

tien mung tuoi anh 2

Ở Việt Nam, tiền mừng tuổi được tặng cho trẻ nhỏ, người già. Ảnh: Shutterstock.

Ngay tên gọi "tiền mừng tuổi" đã phản ánh ý nghĩa của lì xì ở Việt Nam: với lời chúc các em nhỏ thêm một tuổi, ngoan ngoãn, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Ban đầu, tiền mừng tuổi chủ yếu dành cho trẻ con. Nhưng dần dần, phong tục lì xì còn mở rộng sang con cháu mừng tuổi cho cha mẹ, ông bà với ngụ ý mong người lớn tuổi trong gia đình có thêm sức khỏe.

Nhật Bản

Ở Nhật Bản, lì xì được gọi là "Otoshidama" - đại diện cho lời chào đầu năm mới. Theo quan niệm của người Nhật, Otoshidama được tặng cho trẻ nhỏ với ý nghĩa mong năm mới, tuổi mới có nhiều niềm vui và may mắn.

Khác với những quốc gia khác, tiền mừng năm mới ở xứ Phù Tang ghi cả tên người nhận trên đó để thể hiện sự tôn trọng. Phong bao lì xì cũng có màu chủ đạo là trắng thay vì đỏ như những nước khác, bởi họ coi trọng sự đơn giản.

tien mung tuoi anh 3

Phong bao lì xì ở Nhật có màu sắc chủ đạo là trắng, được dán kín và ghi tên người nhận.

Người Nhật cũng coi giá trị tiền lì xì là thứ kín đáo và riêng tư. Vì vậy phong bao được dán kín và trẻ em không mở tiền mừng trước mặt người tặng, cũng chỉ nhận mừng tuổi của những người thực sự thân thiết.

Có giới hạn độ tuổi của người nhận lì xì. Những người ngoài 20 tuổi thường không được tặng tiền mừng tuổi nữa.

Hàn Quốc

Tiền lì xì ở Hàn Quốc gọi là "sebae-don", thường do ông bà, bố mẹ trong gia đình gửi tặng con cháu trong ngày Tết. Tiền mừng được đặt trong những chiếc túi nhỏ đầy màu sắc, với hàm ý cầu chúc sức khỏe, bình an.

tien mung tuoi anh 4

Tiền mừng tuổi ở Hàn Quốc được đặt trong những chiếc túi sặc sỡ. Ảnh: Shutterstock.

Hanwha Life Insurance đã thực hiện một khảo sát về số tiền lì xì nên cho tương ứng với độ tuổi. Theo đó, mức lì xì 30.000 won được cho là phù hợp với học sinh tiểu học; 50.000 won cho học sinh cấp 2;100.000 won cho học sinh cấp 3 và sinh viên đại học.

Lì xì ở Hàn cũng đa dạng hơn các nước, không chỉ là tiền mặt mà còn có vàng, ngọc, đá quý.

Ngày nay, người trẻ Hàn Quốc thường dùng tiền mừng tuổi để mua cổ phiếu hoặc đầu tư hơn là gửi tiết kiệm.

Bài hát lớn lên cùng con

Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.

Những Gen Z ăn lẩu đón Tết

Nồi lẩu nóng hổi giúp mọi người được quây quần và cùng ăn uống, có thể làm ấm lòng những người trẻ xa nhà, theo New York Times.

Moi cuoi xong thi Tet den hinh anh

Mới cưới xong thì Tết đến

0

Năm đầu làm dâu, Ngọc Thuận cho hay cô hoảng hốt khi nhìn tổng số tiền dự chi cho dịp Tết. Trong khi đó, tâm lý Ngô Trang lại khá thoải mái vì đã "tập dượt" trước khi lấy chồng.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm