Lẩu có thể giúp ấm lòng những người con xa nhà khi đối với nhiều người Tết lẽ ra là thời gian về nhà sum họp với gia đình. Ảnh: New York Times. |
Khi những vị khách bước vào căn hộ của Jenna Zhang và Irene Kim ở khu Astoria, quận Queens (thành phố New York, Mỹ) vào buổi tối thứ bảy cuối cùng của năm Âm lịch, không ai cần một lời giải thích về hàng loạt nguyên liệu tươi sống trước mặt - những miếng thịt thái lát; đậu phụ cá và bì chiên; bắp cải napa; bánh gạo hồng căng mọng; và mì ramen.
Tết ăn lẩu, sinh nhật ăn lẩu, Lễ tạ ơn cũng ăn lẩu
Trên nền nhạc khiêu vũ điện tử, những người bạn hàn huyên, bàn luận về kế hoạch tương lai và một câu hỏi không thể thiếu: “Bạn khỏe không? Lâu lắm rồi mới gặp được nhau”.
Họ tụ tập sớm để ăn bữa tiệc Tết Nguyên đán, thưởng thức món lẩu, một món ăn được giới trẻ cộng đồng người Hoa ở nước ngoài và ngày càng nhiều người Mỹ gốc Á nói chung đón nhận như một dịp ăn mừng.
Ở nhiều nước châu Á, Tết Nguyên đán - bắt đầu vào ngày 10/2 - là dịp nhiều gia đình sum vầy, đồng thời cũng kéo theo nhiều vấn đề căng thẳng về đi lại bởi đây là dịp duy nhất nhiều người có thể thu xếp về thăm gia đình. Với những người sống ở nước ngoài, về nhà vào dịp này không dễ, có thể vì tài chính eo hẹp hoặc thời gian không cho phép.
Và nhiều bạn trẻ, ít truyền thống hơn thế hệ cha mẹ, đã từ bỏ việc về nhà ăn Tết.
Ở bất cứ dịp lễ nào, món lẩu tạo cơ hội cho những người thân yêu cũng như gia đình được quây quần bên chiếc nồi ấm nóng, thả các nguyên liệu vào nước dùng chung để mọi người cùng thưởng thức.
Đó vừa là bữa ăn vừa là sự gắn kết, nuôi dưỡng sự thân mật và hoài niệm. (Lẩu là món ăn chủ yếu trong bữa cơm nhà nhà của người Trung Quốc, bữa tối được chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình, và món ăn này cũng đang rất thịnh hành trên khắp châu Á, với những "biến tấu" khác nhau).
Nếu không có nồi lẩu chuyên dụng, bạn đều có thể tậm dụng những chiếc nồi sẵn có. Ảnh: New York Times. |
Đối với Zhang và cha mẹ cùng 6 người anh chị em của cô, Tết Nguyên đán là ngày lễ duy nhất họ mở tiệc. “Thực tế đó là dịp duy nhất tất cả ở bên nhau”, cô nói - và trên bàn ăn không thể thiếu món lẩu.
Tuy nhiên, món ăn này không mấy quen thuộc với Kim, một người Mỹ gốc Hàn. Kim biết tới lẩu nhờ những người bạn như Zhang giới thiệu. (Từ bạn thân trở thành bạn cùng phòng, hai cô gái, đều 23 tuổi, có một tài khoản TikTok nổi tiếng dành riêng cho bữa ăn họ nấu cho nhau mỗi tối).
“Tôi thực sự thích lẩu”, Kim nói. “Và bây giờ mỗi khi ăn mừng điều gì đó, chúng tôi đều nấu lẩu”.
Món ăn gắn kết
Tansy Huang, 22 tuổi, làm việc tại chợ Pike Place ở Seattle, cho biết mẹ anh luôn nấu món lẩu cho gia đình khi trời trở lạnh. “Lẩu là một cách thể hiện sự quan tâm lẫn nhau, giữ ấm và khỏe mạnh cho nhau”, Huang nói.
Không giống như các món ăn Tết truyền thống khác của Trung Quốc như dumpling hay cá nguyên con, lẩu rất dễ làm - một điểm cộng cho những bạn trẻ không có đủ không gian hoặc kinh nghiệm để nấu nhiều món. Bạn chỉ cần rửa sạch và chuẩn bị nguyên liệu, còn lại là nhiệm vụ của khách.
Zoey Gong, 27 tuổi, một nhà trị liệu thực phẩm và đầu bếp chuyên về y học cổ truyền Trung Quốc, đã chuyển đến sống ở Mỹ từ 11 năm trước và giống như nhiều bạn bè, cô không có gia đình ở đây. Gong đã tổ chức 5 bữa tiệc lẩu vào năm ngoái, sinh nhật và Lễ tạ ơn đều ăn lẩu.
Cô nói: “Việc nấu một bữa ăn năm mới truyền thống với cá và mọi thứ tốn rất nhiều công sức, vì vậy ăn mừng bằng lẩu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”.
Zhang và Kim vốn thường nấu lẩu trên bếp, nay mới mua một chiếc nồi lẩu truyền thống, ngăn thành hai bên để chế các loại nước lẩu khác nhau.
Irene Kim (phải) cùng bạn Irena Gao. Kim biết tới lẩu nhờ bạn bè giới thiệu, và kể từ đó mỗi khi ăn mừng dịp gì, cô đều chọn lẩu. Ảnh: New York Times. |
Trong bữa lẩu ăn Tết sớm mà Zhang và Kim đãi bạn bè, họ dùng nước với cà chua cùng gia vị lẩu đóng gói. Jenna cũng chuẩn bị một hỗn hợp gia vị của riêng mình. Trong nồi lẩu có hai ngăn, một ngăn cô cho thêm một ít nước dùng málà - vị cay nồng và màu đỏ tươi - vốn là đặc trưng của món Lẩu kiểu Tứ Xuyên. Họ cũng chuẩn bị một nổi lẩu đặt ở một bàn khác dành cho những người không thích gia vị.
Michelle King, giáo sư lịch sử tại Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill, cho biết sức hấp dẫn chính của món lẩu là nó rất phù hợp với các cuộc tụ tập. “Điều đó được thể hiện trong cách bạn ăn, cảm giác ăn mừng và giao tiếp với nhau”, bà cho hay.
Bạn có thể chọn nguyên liệu theo ý muốn, nhưng có một số lưu ý khi ăn: Bạn có thể múc phải mì đi lạc của ai đó và đưa trở lại đĩa của họ. Bạn đừng ngại đụng phải chiếc đũa đầy thịt tươi sống của mình với chiếc đũa của người khác. Bạn nên khéo léo với tay qua bàn và trượt vào phần rau xanh, sau đó “lặn vào thùng rác”, như cách nói hài hước của Kim, để tìm những miếng thịt cuối cùng đang bơi trong nước dùng đặc quánh. Cùng ăn uống, trò chuyện, châm thêm đồ ăn vào nước lẩu…
Bà King giải thích: “Bạn không cần phải là gia đình mới ăn lẩu cùng nhau được”. Tuy nhiên, nữ giáo sư nói thêm: “Bạn không thể làm điều đó một mình. Bạn phải ăn lẩu với người khác”.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.