Theo thông tin Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ 6h đến 18h ngày 11/7, thành phố có thêm 954 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mới được Bộ Y tế công bố. Như vậy, trong vòng 24 giờ, tính từ 18h ngày 10/7 đến 18h ngày 11/7, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 1.397 người nhiễm mới. Đây là số ca mắc kỷ lục trong ngày tại thành phố kể từ khi dịch bùng phát đến nay.
Trong số này, 918 trường hợp là các ca tiếp xúc được truy vết, cách ly hoặc trong khu vực phong tỏa. TP.HCM đang điều tra dịch tễ và nguồn lây nhiễm của 479 trường hợp còn lại.
Theo cập nhật của Sở Y tế TP.HCM, đến hôm nay, thành phố có 21 ổ dịch Covid-19 đang hoạt động, trong đó có 5 ổ dịch ở chợ, 9 ổ dịch ở khu dân cư và 7 ổ dịch trong khu công nghiệp.
Lực lượng chức năng chốt chặn giữa các quận, huyện để ngăn sự giao lưu, tiếp xúc trong thời gian thành phố thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh: Duy Hiệu. |
Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 13.012 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố. TP.HCM trải qua 2 giai đoạn dịch, đợt một từ ngày 26/5 với sự bùng phát mạnh mẽ tại ổ dịch điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.
Đợt 2 bắt đầu từ 16/6 là sự bùng phát với nhiều cụm lây nhiễm, ổ dịch không rõ nguồn lây trong cộng đồng. Kể từ 0h ngày 9/7, TP.HCM chính thức áp dụng giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 16.
Lãnh đạo thành phố kỳ vọng sẽ tận dụng được 15 ngày "vàng" để tăng cường xét nghiệm, điều tra truy vết, tách F0 ra khỏi cộng đồng và phối hợp tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.
HCDC khuyến cáo người dân thực hiện tốt nhất có thể các biện pháp phòng, chống dịch trong khả năng của mình; Thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết, chia sẻ thông tin từ các kênh truyền thông chính thống và tiêm vaccine khi đến lượt.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.