Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Đinh râu là gì?

Mọi người thường nói bị đinh râu nhưng tôi không biết phân biệt chúng với mụn thông thường. Xin hỏi đinh râu là gì, có nguy hiểm không?

Mọi người thường nói bị đinh râu nhưng tôi không biết phân biệt chúng với mụn thông thường. Xin hỏi đinh râu là gì, có nguy hiểm không?

Điều dưỡng Lê Thị Hải Yến, Vũ Thị Kim Dung, Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Đinh râu là thuật ngữ dân gian dùng để chỉ mụn mủ (Furuncle) phát sinh vùng quanh miệng, nơi có râu như hai bên mép, môi trên, môi dưới và vùng cằm. Tổn thương xảy ra chỉ ở một nang lông và tổ chức quanh nó. Đinh râu có thể gặp ở tất cả độ tuổi, kể cả nam giới và nữ giới.

Căn nguyên chính gây nên đinh râu là nhiễm khuẩn các nang lông, đa phần do tụ cầu khuẩn Staphylococcus gây nên. Đây là loại vi khuẩn thường sống ký sinh trên da và niêm mạc. Chúng dễ dàng xâm nhập vào sâu qua lỗ chân lông hoặc tuyến dưới da, đặc biệt các hành động gây tổn thương da như nặn mụn trứng cá, nhổ râu, cạo râu, vết thương trầy xước quanh miệng…

Chúng ta thường chủ quan và nhầm lẫn đinh râu với tổn thương mụn trứng cá thông thường. Do đó, nặn hoặc điều trị không đúng cách dễ dẫn đến các biến chứng làm trầm trọng hơn mức độ của nhiễm khuẩn.

Đinh râu thường khỏi trong vòng 6 tới 8 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách hoặc ở những người thể trạng già yếu, nhiều bệnh lý kết hợp (đái đường, tăng huyết áp, suy dinh dưỡng, bệnh suy giảm miễn dịch, sau xạ trị...) tình trạng nhiễm khuẩn có thể năng nề và trầm trọng hơn.

Chúng có thể dẫn tới viêm tấy lan tỏa vùng hàm mặt, nhiễm khuẩn huyết. Đặc biệt, vi khuẩn dẫn lưu qua hệ thống tĩnh mạch quanh mắt gây viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm não màng não, có thể dẫn tới không qua khỏi.

Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình (Nhà xuất bản Công Thương liên kết công ty Cổ phần Sách Thái Hà Books) tham dự Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ năm. Giải thưởng dự kiến trao vào đầu tháng 10.

Chàng trai bị nhiễm khuẩn huyết chỉ vì tự nặn mụn

Chàng trai 19 tuổi có mụn ở mép môi dưới bên má trá, sau khi tự nặn mụn, bệnh nhân bị sốt tới 38 độ C, có cơn rét run, môi khô.

Độc giả Mai Trinh

Bạn có thể quan tâm