Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đồ Rê Mí: Nỗ lực không ép các bé 'chín non'

Không ít lần bị “lên thớt” về chuyện ép các ca sĩ nhí chín non khi hát nhép, tập dượt quá nhiều vũ đạo, làm kịch trên sân khấu… Đồ Rê Mí đã đổi mới thật sự đáng khen trong năm 2012 bằng việc táo bạo: nói không với hát nhép.

Đồ Rê Mí: Nỗ lực không ép các bé 'chín non'

Không ít lần bị “lên thớt” về chuyện ép các ca sĩ nhí chín non khi hát nhép, tập dượt quá nhiều vũ đạo, làm kịch trên sân khấu… Đồ Rê Mí đã đổi mới thật sự đáng khen trong năm 2012 bằng việc táo bạo: nói không với hát nhép.

Những điểm cộng của Đồ Rê Mí 2012

Nếu những ai yêu thích và theo dõi hành trình Đồ Rê Mí nhiều năm qua, sẽ dễ nhận thấy, Đồ Rê Mí 2012 vượt trội cả về chất lượng thí sinh, về format chương trình.

Thay vì giành quá nhiều các đêm diễn cho các nhóm vùng miền ra mắt, cho các ca sĩ nhí diễn kịch, Đồ Rê Mí năm nay đánh vào điểm trọng là giọng hát của các bé. Năm 2011, Đồ Rê Mí phải mất tới 4 đêm diễn cho 4 đội ca sĩ nhí; 3 đêm diễn cho 3 nhóm thí sinh tới từ ba miền ra mắt và 1 đêm cho việc công bố top 6 chương trình. Dù năm 2011, Đồ Rê Mí có 13 đêm diễn, nhưng mỗi bé chỉ có cơ hội hát đơn 4 lần để khẳng định giọng hát. 

Các bé Đồ Rê Mí 2012 có cơ hội hát đơn trực tiếp trên sân khấu.

Với màn vũ đạo cầu kỳ, mỗi buổi phát sóng, Đồ Rê Mí chỉ giới thiệu được 3 giọng ca trong số 12 bé được gọi tên vào chung kết. Sự áp đảo của dàn hợp xướng, của các anh chị phụ họa khiến cho vóc dáng và giọng hát của thí sinh Đồ Rê Mí phần nào bị chìm lấp.

Nhưng năm nay, các bé được trực tiếp phô diễn tài năng ca hát cá nhân, chinh phục ban giám khảo mà không mất công bị tô vẽ bởi các diễn viên phụ họa hay các màn kịch quá rườm rà, thách thức với sự non nớt của các bé. Sân khấu nhỏ nhắn, với tâm điểm là giọng hát thí sinh đã khiến cho các bé không vấp phải khó khăn khi kết hợp với dàn múa phụ họa hay quá nhiều vũ đạo.

Một điểm cộng khiến các ca sĩ lớn phải ngả mũ ngưỡng mộ, đó là năm nay, các thí sinh Đồ Rê Mí chứng minh khả năng hát live cực tốt. Khi không còn phải tốn những suy nghĩ cho kết hợp múa, cho biểu cảm với dàn phụ họa, thì các bé chỉ tập trung vào giọng hát. Lúc này, sự phô chênh hay khả năng làm chủ sân khấu của các bé mới thật sự trân quý, hơn việc mấp máy môi cho đúng phần thu âm sẵn và diễn xuất như một chú rối trên sân khấu. Thế cho nên, giám khảo dễ có cơ hội nhận ra sự tiến bộ trong giọng hát – điểm quan trọng nhất của các bé, chứ không phải là diễn xuất.

Việc kết hợp hai bé vào cùng một bài hát cũng là một lựa chọn khá khôn ngoan để nhận ra tố chất giọng hát và khả năng biểu cảm trên sân khấu của các bé. Với cách đấu cặp, Đồ Rê Mí tiết kiệm được sóng truyền hình mà vẫn tạo nên được những điểm so sánh quý giá giữa các bé.

Sự ngây thơ luôn vô tội

Việc gọi tên top 6 là một format khá quen thuộc của Đồ Rê Mí. Nhưng khác với mọi năm, ban tổ chức đã thêm một chi tiết ban đầu tưởng chừng thú vị là trao tặng nốt nhạc hay ngôi sao cho các bé.

Đây là một cách cho điểm công khai để các bé nỗ lực, cố gắng ở những vòng thi sau. Nhưng vô hình chung, nó đã làm tổn thương những tâm hồn non nớt của các bé. Nếu từ năm 2011 trở về trước, việc chấm điểm bí mật, cảm xúc chia tay chỉ thật sự bùng nổ ở đêm công bố top 6, thì năm 2012, số phận được đi tiếp hay dừng lại, dường như đã được đoán trước ngay sau mỗi show diễn. 

 

 Nước mắt thường trực sau mỗi đêm diễn vì những nốt nhạc, ngôi sao của ban giám khảo.

Kể từ show thi tài đầu tiên, những bé nào không nhận được nốt nhạc của ban giám khảo đều khóc ròng, nhạt nhòa nước mắt trên sân khấu. Nỗi buồn lây rây đó khiến người xem cảm giác khó chịu, đánh mất sự hồn nhiên, cướp đi niềm hạnh phúc sau mỗi đêm trình diễn của một vài bé. Nó tạo thành áp lực, đè nặng tâm lý cho các bé trong các đêm thi tiếp theo. 

Dù đã nỗ lực thoát ra khỏi những phiền hà, màu mè của năm 2011, nhưng Đồ Rê Mí năm nay vẫn còn nhiều sạn trong cách vắt kiệt sức các bé. Hát live không hề an toàn, và đó là điều khiến các bé luôn căng thẳng khi bước lên sàn diễn. Tâm lý con phải chiến thắng, nên các bà mẹ luôn gắng chọn những bài mới, khó để các con dễ ghi điểm cao. Một trường quay mới của VTV nói không với ăn vặt, không cả một hộp sữa lọt qua khe cửa khiến các tài năng nhí rơi vào cảnh đói phều phào dù lên sân khấu vẫn tươi rói.

Mặc cho là chín ép, là vắt kiệt sức, nhưng có hàng ngàn các em nhỏ vẫn luôn khao khát được một lần lên sân khấu Đồ Rê Mí để phô diễn khả năng ca hát. Để gia nhập một sân chơi chuyên nghiệp, bài bản, các bé sẽ phải tự trưởng thành hơn so với độ tuổi để làm thí sinh Đồ Rê Mí. Cuộc chơi nào cũng có quy luật của nó, à uôm, tự phát không được, chuyên nghiệp cũng khó tránh điều tiếng.

Theo VnMedia

 

Theo VnMedia

Bạn có thể quan tâm