Theo báo cáo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố vào đầu tháng 2, chỉ riêng năm 2018, thế giới ghi nhận 570.000 trường hợp mắc UTCTC. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của trên 300.000 phụ nữ, 90% những phụ nữ này sống tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 5.000 ca mắc mới, 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này.Nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong cao ở những người mắc ung thư cổ tử cung là do phát hiện muộn. Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, ung thư cổ tử cung là căn bệnh có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Nhưng phần lớn những bệnh nhân đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, khiến việc điều trị rất khó khăn, tốn kém mà hiệu quả không cao.
Tâm lý chủ quan cho rằng căn bệnh này sẽ không xảy đến với mình là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ chủ quan, dẫn đến việc phát hiện bệnh muộn. Tuy nhiên, trên thực tế, UTCTC có thể mắc ở bất cứ ai, vì 99,7% nguyên nhân gây UTCTC là do lây nhiễm các tuýp HPV nguy cơ cao dai dẳng, kéo dài. Trong khi đó, trên 80% phụ nữ đã có quan hệ tình dục có khả năng lây nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời.
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi nên biết cách bảo vệ mình trước nguy cơ UTCTC. |
Chị Bảo Ngọc, 25 tuổi (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: “Cách đây một năm, tôi có biểu hiện mệt mỏi, ra nhiều khí hư, đau và thi thoảng ra máu khi quan hệ. Tôi cứ nghĩ như vậy là bình thường với người ở độ tuổi của mình. 6 tháng trước, tin dữ ập đến khi tôi đi khám và phát hiện bị UTCTC giai đoạn 2. Tôi chỉ mới trải qua hai mối tình và chưa bao giờ nghĩ mình có thể bị mắc căn bệnh này”.
Các chuyên gia nhận định, độ tuổi mắc UTCTC đang có xu hướng trẻ hóa. Trong đó, chủ yếu là do độ tuổi có quan hệ tình dục sớm hơn trước. Các bạn trẻ chưa đủ hiểu biết để phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, có quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình, sinh con trước tuổi 20, hút thuốc lá, thói quen vệ sinh không tốt…
Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Diêm Thị Thanh Thủy - Trưởng khoa khám Tự nguyện II, bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm trung bình có 10-20 người trong 100.000 phụ nữ ở độ tuổi dưới 30 được phát hiện có UTCTC. Chính vì vậy, thạc sĩ Thủy khuyên chị em phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên định kỳ mỗi 3 năm đi làm xét nghiệm tầm soát Thinprep Pap Test và HPV Aptima một lần để phát hiện sớm bệnh, nếu có bất thường cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Theo thạc sĩ - bác sĩ Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm tại Từ Dũ phát hiện khoảng 1.000 trường hợp mắc UTCTC, trong đó số ca phát hiện muộn chiếm hơn một nửa. Với những ca phát hiện sớm, ở giai đoạn tiền ung thư, việc điều trị đem lại hiệu quả cao, bệnh có thể được chữa khỏi 100%.
Trước đây, kỹ thuật truyền thống thường được sử dụng để phát hiện các tế bào bất thường ở cổ tử cung, tuy nhiên tỷ lệ phát hiện của phương pháp truyền thống chỉ đạt từ 50-60%, tức là cứ 10 ca tầm soát có bệnh thì đến 4-5 trường hợp không phát hiện bệnh. Vài năm trở lại đây, sự ra đời của phương pháp xét nghiệm tế bào ThinPrep Pap Test có tỷ lệ phát hiện tế bào bất thường cao nhất thị trường, lên tới 90%, đã được hầu hết cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa trên toàn quốc sử dụng.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia sản phụ khoa, việc xét nghiệm tầm soát ngoài phát hiện về tình trạng bất thường của tế bào, quan trọng nhất là tìm virus HPV. Giám đốc BV Từ Dũ cho biết, 99,7% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm chủng virus HPV. HPV có hơn 100 tuýp nhưng người ta tìm thấy 14 tuýp có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Trong đó, có 3 tuýp nguy cơ cao, nhất là tuýp 16, tuýp 18 và 45, có liên quan đến 94% các trường hợp ung thư tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung (một loại ung thư khó phát hiện và độ ác tính cao).
UTCTC là bệnh tiến triển từ từ, từ lúc nhiễm mãn tính 1 tuýp HPV nguy cơ cao cho tới khi dẫn tới bệnh UTCTC có thể kéo dài 10-15 năm. Đây là khoảng thời gian mà người bệnh có thể sàng lọc nhằm phát hiện sớm virus HPV để can thiệp kịp thời.
Tầm soát định kỳ UTCTC có thể bảo vệ tính mạng cho nhiều phụ nữ. |
Xét nghiệm Aptima HPV sẽ cho biết sự tồn tại và hoạt động của 14 tuýp HPV nguy cơ cao. Khi xét nghiệm cho kết quả dương tính với 14 tuýp HPV nguy cơ cao, mẫu bệnh phẩm sẽ tiếp tục được xác định xem có nhiễm tuýp HPV 16, 18/45 - 3 tuýp HPV có liên quan đến 94% các trường hợp ung thư tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung (một loại ung thư khó phát hiện và độ ác tính cao).
Vì thế, bộ đôi xét nghiệm tế bào ThinPrep Pap Test và Aptima HPV do Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ phê duyệt hiện là phương pháp được hầu hết bệnh viện sản-nhi hàng đầu tại Việt Nam sử dụng nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh UTCTC. Là phụ nữ, hãy tự bảo vệ mình bằng cách: Chủ động khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm tầm soát UTCTC định kỳ hàng năm hoặc theo chỉ dẫn của các bác sĩ/ chuyên khoa sản phụ khoa.
Để biết thêm chi tiết, truy cập, độc giả truy cập fanpage, wesite hoặc gọi số hotline 1900633320.