Nguyễn Thị Ánh Viên không thể vượt qua vòng loại 200 m hỗn hợp nữ khi xếp thứ 7 ở lượt bơi thứ ba với thời gian 2 phút 16 giây 20. Ánh Viên kết thúc ở vị trí 33 trong tổng số 40 VĐV dự vòng loại nội dung này. Kết quả thi đấu của kình ngư Việt Nam tại Olympic 2016 còn kém so với thành tích tốt nhất là 2 phút 12 giây 33 lập ở giải vô địch thế giới năm 2015.
Lịch thi đấu của Đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) ở Olympic 2016 ngày 8/8 và rạng sáng ngày 9/8.
20h00 ngày 8/8: Nguyễn Thị Lệ Dung nội dung kiếm chém nữ.
21h10 ngày 8/8: Tạ Thanh Huyền và Hồ Thị Lý thi đấu môn chèo thuyền.
0h06 ngày 9/8: Ánh Viên thi đấu nội dung 200 m hỗn hợp nữ.
-
Hoàng Xuân Vinh: 'HCV Olympic không phải điểm dừng của tôi'
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chia sẻ với độc giả Zing.vn, tấm huy chương vàng Olympic là dấu son trong sự nghiệp nhưng anh sẽ vẫn cống hiến hết mình cho Tổ quốc, gặt hái thành công mới.
Anh chia sẻ: "Tôi chân thành cảm ơn lời chúc của bạn. Tấm huy chương vàng Olympic này xin được chia sẻ cho tất cả mọi người, đó cũng là niềm vui chung của người hâm mộ Việt Nam. Tôi nghĩ là trong tương lai sau tấm hy chương vàng này tôi vẫn sẽ tiếp tục cống hiến cho Tổ quốc. Dù ở bất kỳ cương vị nào, tôi cũng sẽ cống hiến hết mình để mang vinh quang về cho Tổ quốc. Một điều tôi muốn chia sẻ là hãy kiên trì và đặt cho mình niềm tin chiến thắng để vượt qua mọi khó khăn".
-
Singapore thưởng huy chương vàng Olympic gấp 100 lần VN
Hoàng Xuân Vinh đoạt HCV Olympic, nhận 180 triệu đồng tiền thưởng theo quy định, con số này kém xa so với Thái Lan (hơn 6 tỷ), Indonesia (hơn 8,3 tỷ) hay Singapore (16,6 tỷ đồng).
Dĩ nhiên, mức thưởng của xạ thủ vừa đoạt HCV Olympic chưa tính đến số tiền khủng mà hàng loạt các mạnh thường quân đã chi ra. Lúc này, Hoàng Xuân Vinh đã được hứa thưởng ít nhất 3,2 tỷ đồng. Ngoài chế độ cứng của Tổng cục TDTT, anh còn nhận rất nhiều tiền từ các nhà tài trợ khác như Synotex, Động Lực, Galle Watch… Đó là chưa kể đãi ngộ từ đơn vị chủ quản Quân đội.
-
Bước vào tranh tài ở Olympic, Thạch Kim Tuấn chỉ vượt qua mức cử đẩy 130 kg, thất bại ở mức 133 kg. Còn ở cử giật, anh thất bại trong cả 3 lần nâng tạ với 2 mức 157 kg và 160 kg.
-
Lệ Dung dừng bước ở nội dung đấu kiếm
Lệ Dung bắt đầu thi đấu nội dung kiếm chém cá nhân nữ gặp đối thủ người Hàn Quốc, Kim Ji-Yeon. Chị thất bại 3-15 trước đương kim vô địch Olympic ở vòng 1/16 nội dung kiếm chém nữ.
-
Hoàng Xuân Vinh: Sau vinh quang là những hy sinh gia đình
Hoàng Xuân Vinh được biết đến với tư cách nhà vô địch Olympic, sở hữu kỷ lục Thế vận hội, huyền thoại số một của thể thao Việt Nam. Nhưng sau cánh gà, còn có một Hoàng Xuân Vinh khác, một người đàn ông đau đáu với gia đình, luôn khắc khoải trong nỗi nhớ nhà, dằn vặt trong nỗi đau vì đã không thể làm được nhiều điều cho gia đình mình. Hoàng Xuân Vinh đã phải đánh đổi rất nhiều cho tấm huy chương vàng Olympic lịch sử.
Ít ai biết rằng hai vợ chồng Xuân Vinh đều là quân nhân. Anh mang hàm đại tá, còn vợ anh là Phan Hương Giang (sinh năm 1976) mang hàm thiếu tá. Trước khi trở thành xạ thủ quốc gia, Xuân Vinh là lính công binh, công tác ở Lữ đoàn 239 đóng tại Thường Tín, Hà Nội. Năm 2000, anh trở thành tuyển thủ quốc gia khi đang giữ chức sĩ quan chỉ huy. Bắt đầu từ đây là một hành trình xa gia đình kéo dài suốt 16 năm.
-
Trường bắn Xuân Vinh tập ở VN lạc hậu 20 năm, thua cả Lào
Năm 2003 nhờ đăng cai SEA Games 22, một trường bắn mới quy mô, hiện đại đã được xây dựng tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội. Đây cũng là Trường bắn duy nhất đạt chuẩn tại Việt Nam. Chỉ có điều, không hiểu do kinh phí hay thiết kế mà hệ thống bia bắn tại đây vẫn là... bia giấy.
Giờ đây, qua 13 năm, hệ thống bia giấy tại trường bắn Nhổn đã trở thành của hiếm ngay cả ở khu vực Đông Nam Á. Đơn cử, năm 2009, nước chủ nhà Lào xây dựng trường bắn để tổ chức SEA Games 25 cũng đã hiện đại hóa đồng bộ bằng một hệ thống bia điện tử chuẩn quốc tế. Chưa kể, cả trường bắn và hệ thống bia giấy tại đây cũng đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Hoàng Hà.
-
Tạ Thanh Huyền và Hồ Thị Lý hết hy vọng giành huy chương
Tạ Thanh Huyền và Hồ Thị Lý đã kết thúc nội dung đôi nữ hạng nhẹ mái chèo đôi với thành tích 7 phút 29 giây 91, đứng thứ 5 tại lượt đua thứ hai. Với thành tích này, hai tay chèo của Việt Nam không còn cơ hội cạnh tranh huy chương.
-
Đạt thành tích 4 phút 36 giây 85 ở vòng loại Olympics 2016, Ánh Viên phá kỷ lục cũ 4 phút 38 giây 78 lập tại giải vô địch thế giới 2015 tại Kazan, Nga tới gần 2 giây.
Dù đã đạt thành tích rất tốt nhưng Ánh Viên không thể giành quyền vào chung kết nội dung 400 m hỗn hợp, đây là một điều đáng tiếc với thể thao Việt Nam.
-
Ánh Viên thi đấu lượt thứ 3 vòng loại nội dung 200 m hỗn hợp nữ
Ánh Viên đăng ký thành tích thi đấu ở vòng loại là 2 phút 12 giây 33.
-
Thạch Kim Tuấn, Ánh Viên thi đấu dưới sức
Niềm hy vọng huy chương của cử tạ Việt Nam, Thạch Kim Tuấn thi đấu không thành công ở hạng cân dưới 56 kg. Trong khi Ánh Viên cũng không có thành tích tốt ở cự ly bơi 400 m tự do.
Một niềm hy vọng bơi lội khác của đoàn thể thao Việt Nam, Nguyễn Thị Ánh Viên cũng đã thi đấu không thành công ở nội dung 400 m tự do nữ. Kình ngư 19 tuổi đạt thành tích 4 phút 16,32 giây, kém xa thành tích 4 phút 7,96 giây cô lập được ở giải bơi lội Arena Pro Swim Series 2016.
Thạch Kim Tuấn thất bại ở cả 3 lượt cử đẩy và không giành được điểm nào. Với kết quả này, đội tuyển cử tạ chắc chắn không thể giành huy chương tại Olympic Rio khi lực sĩ còn lại Trần Lê Quốc Toàn xếp thứ 5 với tổng cử 275 kg.
-
Bảng xếp hạng tổng huy chương tính đến 22h30 ngày 8/8
Đoàn thể thao Việt Nam chia sẻ vị trí thứ 16 cùng các đoàn Argentina, Bỉ, Kosovo, Hà Lan khi cùng có 1 HCV.
-
Ánh Viên giành HCĐ trên đất Mỹ
Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã kết thúc giải bơi Arena Pro Swim Series tại Indianapolis (Mỹ) rạng sáng 6/6 (giờ Việt Nam) bằng tấm HCĐ nội dung 200 m cá nhân hỗn hợp với thời gian 2 phút 15 giây 55.
Theo thống kê của Liên đoàn bơi thế giới (FINA), thành tích tốt nhất của Ánh Viên nội dung này là 2 phút 12 giây 33 lập tại giải VĐTG 2015. Còn ở SEA Games 28, cô cũng đoạt HCV và phá kỷ lục sau 2 phút 13 giây 53.
-
Danh sách 16 VĐV vào bán kết nội dung 200 m tự do nữ
-
Ở lượt bơi thứ ba vòng loại nội dung 200 m bướm nam, kinh ngư Michael Phelps chỉ cán đích thứ ba với thời gian 1 phút 55 giây 73.
-
Ánh Viên chuẩn bị thi vòng loại nội dung 200 m hỗn hợp nữ.
-
Kết quả của các vận động viên ở lượt bơi đầu tiên vòng loại nội dung 200 m hỗn hợp nữ.
-
Kết quả của các vận động viên ở lượt bơi thứ hai vòng loại nội dung 200 m hỗn hợp nữ.
-
Ánh Viên dừng bước ở vòng loại 200 m hỗn hợp nữ
Ở lượt thứ ba vòng loại nội dung 200 m hỗn hợp nữ, Ánh Viên chỉ xếp thứ 7 với thành tích 2 phút 16 giây 20.
-
Kết quả của các vận động viên ở lượt bơi thứ ba vòng loại nội dung 200 m hỗn hợp nữ.
-
Kết quả của các vận động viên ở lượt bơi thứ tư vòng loại nội dung 200 m hỗn hợp nữ.
-
Kết quả của các vận động viên ở lượt bơi thứ năm vòng loại nội dung 200 m hỗn hợp nữ.
-
Danh sách 16 VĐV giành quyền vào bán kết nội dung 200 m hỗn hợp nữ tại Olympic 2016. Ánh Viên của Việt Nam chỉ xếp vị trí 33 trên tổng số 40 VĐV dự vòng loại.