Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nhân bị lừa sạch sau khi bỏ 2 tỷ đồng nhờ cậy để trúng thầu

Ông Huỳnh Minh Bắc tự giới thiệu là người nhà của một số lãnh đạo, hứa giúp nhóm doanh nhân được tham gia và trúng thầu mua hàng phế liệu rồi lừa sạch tiền.

Theo cáo trạng của VKSND TP Hà Nội, ông Huỳnh Minh Bắc (SN 1964, ở TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) có quan hệ xã hội với doanh nhân Bùi Qúy Đ. (SN 1973, ở Hà Nội). Ông Bắc nói với ông Đ. rằng mình có mối quan hệ, có thể giúp được nhiều việc khó.

Huynh Minh Bac Ha Noi anh 1

Ảnh minh họa.

Năm 2019, tại các cảng biển trên cả nước tồn đọng số lượng lớn container phế liệu (gồm nhiều chủng loại) được nhập vào Việt Nam nhưng không thông quan được do có vướng mắc về thủ tục, quy chuẩn môi trường (tồn đọng nhiều nhất tại cảng Cát Lái và cảng Hải Phòng).

Khi đó, Tổng cục Hải quan đã báo cáo, tham mưu cho Bộ Tài chính để báo cáo Chính phủ xin đường lối giải quyết đối với số container phế liệu tồn đọng. Chính phủ đồng ý phương án xử lý, trong đó có phương án xác lập quyền sở hữu toàn dân và bán đấu giá đối với số phế liệu đảm bảo quy chuẩn về môi trường.

Ông Đ. biết được thông tin này qua các phương tiện truyền thông, tin tưởng ông Bắc có nhiều mối quan hệ nên đã nhờ giúp để có thể được tham gia mua phế liệu thanh lý. Do có ý định chiếm đoạt tiền nên ông Bắc đồng ý giúp.

Vì năng lực tài chính hạn chế nên ông Đ. rủ thêm 3 người khác cùng tham gia. Khoảng đầu tháng 5/2019, nhóm ông Đ. đến gặp ông Bắc để nhờ giúp việc tham gia trúng thầu mua hàng phế liệu thanh lý ở cảng Cát Lái và cảng Hải Phòng.

Qua nói chuyện, ông Bắc tự giới thiệu là người nhà của một số lãnh đạo của các bộ, ban, ngành trung ương nên sẽ giúp nhóm của ông Đ. được tham gia và trúng thầu mua hàng phế liệu theo chủ trương của Nhà nước.

Cáo buộc cho rằng, tuy không có khả năng, thẩm quyền hay chức năng, nhiệm vụ gì trong việc xử lý phế liệu tồn đọng và thời điểm đó Chính phủ chưa có ý kiến với đề xuất của Bộ Tài chính, nhưng ông Bắc đã yêu cầu nhóm ông Đ. phải đưa 2 tỷ đồng để đi quan hệ, đối ngoại, biếu lãnh đạo các bộ, ban ngành để việc đấu thầu thuận lợi.

Ông Bắc hứa hẹn trong vòng 1-2 tháng, nhóm ông Đ. sẽ trúng thầu. Sau khi nhận tiền, ông Bắc không thực hiện như đã thỏa thuận mà sử dụng tiền để trả nợ, chi tiêu cá nhân hết.

Đến khi hết thời hạn 2 tháng, không thấy ông Bắc thông báo kết quả và hướng dẫn các thủ tục tham gia đấu thầu nên nhóm ông Đ. đã tìm gặp ông Bắc hỏi kết quả. Lúc này, ông Bắc nói mọi người phải chờ và số tiền 2 tỷ đồng đã được dùng đi đối ngoại, lo việc.

Đến ngày 27/8/2019, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề xuất của Bộ Tài chính về việc xử lý phế liệu tồn đọng, trong đó có phương án bán đấu giá.

Nhóm của ông Đ. biết được thông tin trên nhưng vẫn không thấy ông Bắc thông báo kết quả trúng thầu nên lại tìm ông Bắc để hỏi chuyện.

Lần này, ông Bắc nói chưa có kết quả rồi sau đó lẩn tránh và không trả lại tiền. Ngày 8/3/2023, ông Bắc bị bắt để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Công văn của Cục điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan, “tính đến 15/4/2019 số container tồn đọng quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu chưa làm thủ tục hải quan là 9.362 container tồn phế liệu đang lưu giữ ở cảng biển thuộc Cục quản quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng.

Qua xác minh, Cục Hải quan TP.HCM, Hải Phòng cho biết, không có ai tên Huỳnh Minh Bắc liên hệ để làm thủ tục mua các lô hàng đấu giá.

Quá trình điều tra, gia đình ông Bắc đã bồi thường 500 triệu đồng. Ngày 24/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Huỳnh Minh Bắc ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, phiên tòa hôm nay đã phải tạm hoãn do bị cáo không đủ sức khỏe.

Hiếu PC: Kho báu của Trương Mỹ Lan là tin giả, đề phòng lừa đảo

Các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo người dùng mạng xã hội nên cẩn trọng với trend “đi tìm kho báu của Trương Mỹ Lan”.

Xóa băng nhóm lừa đảo qua dịch vụ giao hàng, bắt giữ 56 đối tượng

Công an TP.HCM vừa triệt xóa nhóm đối tượng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân ở nhiều địa phương trên cả nước, thông qua dịch vụ giao hàng.

Vì sao nhiều người dễ bị dọa nạt, lừa mất hàng tỷ đồng qua mạng?

Tội phạm lừa đảo qua mạng thường lôi "con mồi" vào những vụ việc liên quan đến pháp luật, đánh vào tâm lý sợ hãi, từ đó khống chế phải làm theo yêu cầu của chúng.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://vietnamnet.vn/doanh-nhan-bi-lua-sach-sau-khi-bo-2-ty-nho-cay-de-duoc-trung-thau-2274155.html

T. Nhung/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm