Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh thu nửa đầu năm của LVMH và Kering tăng mạnh

Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy LVMH và Kering đã vượt qua thách thức do đại dịch gây ra.

Theo Vogue Business, các mặt hàng sang trọng ngày càng phục hồi mạnh mẽ hơn đối với các tập đoàn lớn. Cả hai tập đoàn xa xỉ LVMH và Kering đều công bố doanh số bán hàng quý II tăng nhanh, tại các khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Họ cũng báo hiệu châu Âu đang dần phục hồi, mặc dù các cửa hàng vẫn đóng cửa.

Tuy không bằng LVMH, hiệu suất của Kering trong quý II vượt qua kỳ vọng. Doanh thu của tập đoàn tăng 11% so với quý II năm 2019 và tăng 95% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng doanh thu đạt 4,92 tỷ USD.

"Tất cả thương hiệu của chúng tôi đã đóng góp vào sự phục hồi mạnh mẽ trong tổng doanh thu, vượt xa mức năm 2019, với sự tăng tốc đáng kể trong quý II", chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Kering - François-Henri Pinault - cho biết.

loi nhuan tap doan xa xi tang anh 1

Người mua sắm đứng xếp hàng bên ngoài cửa hàng Gucci. Ảnh: Reuters.

Doanh số của các thương hiệu lớn của tập đoàn bao gồm Gucci tăng 4%, Saint Laurent tăng 15%, Bottega Veneta 30% và các hạng mục khác (bao gồm Balenciaga và Alexander McQueen) tăng 20%.

Giám đốc tài chính của Kering - Jean-Marc Duplaix - tiết lộ tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư để hỗ trợ các thương hiệu của mình trong nửa cuối năm. Đây là thời điểm các tập đoàn hàng xa xỉ đổ tiền vào tiếp thị và sự kiện.

Duplaix cho biết điều này sẽ không ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận dự kiến ​​tăng trong nửa cuối năm.

Về LVMH, tập đoàn công bố doanh thu 33,9 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2020. Phần lớn sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi hàng thời trang và đồ da. Hai bộ phận này đã tăng 120% trong quý II so với năm 2020, 40% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó doanh thu tăng từ 9,4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020. Nửa đầu năm nay, tập đoàn báo cáo doanh thu tăng 16,3 tỷ USD. Tập đoàn cho biết doanh số bán hàng ở Mỹ và châu Á tăng mạnh kể từ đầu năm. Tại khu vực châu Âu, sự phục hồi có nét chuyển biến "dần dần" sau đại dịch.

loi nhuan tap doan xa xi tang anh 2

Các thương hiệu lớn như Louis Vuitton và Christian Dior đã đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng. Ảnh: Business Insider.

Doanh số bán rượu vang và rượu mạnh cũng tăng. Ngoài ra, khối lượng rượu champagne cao hơn 10% trong nửa đầu năm so với cùng kỳ năm 2019, do nhu cầu ở Mỹ và châu Âu.

Tuần trước, LVMH đã công bố việc mua 60% cổ phần của Off-White do Virgil Abloh thành lập. Anh cũng là người phụ trách thiết kế quần áo nam tại Louis Vuitton.

Trong thời gian xảy ra đại dịch, Bernard Arnault đã nhanh chóng trở thành người giàu nhất thế giới. Tài sản ròng ước tính của chủ tịch LVMH đạt 186,3 tỷ USD vào cuối tháng 5.

Mỹ và Trung Quốc là những thị trường thúc đẩy phần lớn tăng trưởng chi tiêu cho cả hai tập đoàn. Bên cạnh đó, châu Âu đang có triển vọng sau đợt suy thoái đại dịch kéo dài. Khách hàng nội địa tại khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phục hồi mua sắm.

Bên cạnh đó, việc gián đoạn du lịch quốc tế khiến người tiêu dùng Trung Quốc không thể mua sắm ở châu Âu. Thay vào đó, chi tiêu của họ đang diễn ra tại nhà qua hình thức trực tuyến.

Dàn người mẫu ngoại cỡ được nhiều thương hiệu yêu thích Phá vỡ tiêu chuẩn về hình thể, nhiều người mẫu ngoại cỡ trở nên nổi tiếng và có cơ hội làm việc cho các tên tuổi hàng đầu trong ngành thời trang.

Cho thuê đồ trang sức cao cấp với giá vài trăm USD

Khách hàng có thể chi đến 600 USD để thuê một món trang sức cao cấp.

Người nổi tiếng đeo đồng hồ gì tuần qua?

Trong chuyến bay lên rìa vũ trụ, tỷ phú người Mỹ Jeff Bezos gây chú ý với mẫu đồng hồ được tùy chỉnh riêng từ Omega.

Phương An

Bạn có thể quan tâm