Độc giả Phi Phạm nói, lúc Phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đề xuất gửi thư tay là gần cuối ngày thứ 3 xảy ra vụ sập hầm (từ 18h30 ngày 16/12 đến 22h30 ngày 18/12) nên mọi người có thể hiểu được tình hình cấp bách, gấp rút và việc những người bên ngoài có thể làm một cách nhanh chóng nhất là viết thư tay. Thế nhưng, bây giờ là thời đại công nghệ nên có nhiều cách liên lạc, động viên tinh thần cho người bị nạn tiên tiến, nhanh chóng, tiện lợi hơn.
Anh thắc mắc: “Tại sao không phải là một bộ đàm nhỉ? Nếu bộ đàm vẫn bị quá to thì bên ngoài có thể chuyển một chiếc điện thoại thanh dài, nhỏ vào bên trong”.
Nam độc giả nói thêm, vì sao thực phẩm chuyển vào cho 12 công nhân bên trong hầm bị sập chỉ là sữa, trong khi ở Việt Nam đang có nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng khác như đội tuyển U19 vẫn thường sử dụng? Ngoài ra, để giữ ấm cho cơ thể với cái lạnh thấu xương khi thời tiết vào mùa đông ở Lâm Đồng, vòng đeo giữ nhiệt cũng là một cách tiện lợi và hữu ích.Đồng quan điểm, Nguyễn Hoài Thanh cho rằng đội cứu hộ có thể đút thư tay vào ống dẫn thì có thể đưa miếng dán chống lạnh vào trong. Mỗi người chỉ cần 2 miếng dán vào cơ thể sẽ có thể vượt qua được cái lạnh dù xuống thấp đến âm độ.
Lá thư tay của Phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng gửi động viên tinh thần cho 12 công nhận bị kẹt trong hầm. |
Bên cạnh vòng đeo giữ nhiệt, miếng dán chống lạnh, Khôi Đặng góp ý, loại khăn nén hình tròn không cần nhúng nước vẫn có thể kéo to mà những người thường đi công tác, du lịch thường sử dụng rất tiện lợi. Các anh cứu nạn, cứu hộ có thể đưa vào bên trong cho 12 công nhân để họ quấn quanh người, giữ ấm cơ thể tạm thời.
Trong trường hợp không tìm ra khăn nén, tỉnh Lâm Đồng thường có mùa mưa dai dẳng nên nhà dân, các cửa hàng tạp hóa luôn luôn có bán áo mưa, mọi người có thể nén lại bằng cây viết rồi đưa vào trong để giúp chống rét là gợi ý của anh Đạt Lê.
Còn Tiêu Đề “hiến kế”: “Vì sao đội cứu hộ không luồng một dây đèn led vào bên trong để mọi người có ánh sáng ăn uống, sinh hoạt? Đưa vào một máy ghi âm để tiện liên lạc hoặc thêm thiết bị phim, dạng máy quay loại nhỏ bằng cây viết loại camera gián điệp, sẽ giúp bên trong và bên ngoài liên lạc thông tin với nhau một cách tốt nhất”.
Thái Bảo cho biết thêm, anh quan sát thấy đội môi trường đô thị có loại camera chuyên dụng, thiết kế nhỏ xíu như robot rất tiện dụng. Đội cứu hộ, cứu nạn vụ sập hầm có thể yêu cầu hỗ trợ và lắp thêm microphone, như vậy, với thiết bị này không chỉ giúp đôi bên có thể nói chuyện được với nhau mà còn nhìn thấy hình ảnh bên trong.Trong khi đội cứu nạn, cứu hộ và cơ quan chức năng bên ngoài nỗ lực đào hầm, lên nhiều phương án để đưa 12 công nhân bị kẹt bên trong ra ngoài, điều quan trọng nhất hiện giờ với người bên trong hầm chính là niềm tin, tinh thần lạc quan và duy trì được sức khỏe để trở về bình an bên người thân gia đình.
Trưa 19/12, theo các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy có mặt tại hiện trường, nhiều ngày nay 12 công nhân chỉ uống sữa, cháo nên sức khỏe có suy giảm. Do đó, đội cấp cứu đã chuyển 50 túi dung dịch nhiều dinh dưỡng vào trong hầm, tuy nhiên, vì điều kiện khó khăn nên mới chỉ chuyển được 8 túi. Đây là loại dung dịch rất giàu dinh dưỡng, giúp nạn nhân chống lạnh và tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
Đến 13h cùng ngày, nhiều người nhà và đồng hương của các công nhân đã vào bên trong đường hầm nói chuyện động viên thông qua ống dẫn. Theo các bác sĩ, những nạn nhân rất cần được động viên và hỗ trợ tâm lý vì họ đã ở trong bóng tối gần 85 giờ.
Trong khi đó, hầm phụ để nạn nhân thoát thân đã sâu 15 m trong tổng số 30 m cần phải đào. Việc đào ngách 2 bên hầm chính đang diễn ra khá thuận lợi, gỗ được chuyển liên tục vào bên trong để kè, gia cố.
Dánh tính các công nhân gặp nạn trong hầm thủy điện. |