Socola lá trầu không có giá 2,14 USD/gói và đang được bày bán trên Amazon. Ảnh: The Betel Leaf Co. |
Socola lá trầu không cùng với công nghệ sản xuất nó đã được trưng bày tại Hội chợ Nông nghiệp Ấn Độ ở Hessarghatta (bang Karnataka, Ấn Độ) vào ngày 16/7.
“Chúng tôi muốn tăng giá trị của cây trầu và giúp người nông dân có thêm thu nhập”, Hima Bindu, một trong những nhà khoa học tạo ra socola lá trầu, chia sẻ. “Socola trầu vẫn có lợi cho sức khỏe, nó có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa… tương tự như lá trầu tươi”.
Ý tưởng về socola lá trầu ra đời khi những người nông dân trồng trầu ở huyện Ramanagara (bang Karnataka, Ấn Độ) và khu vực xung quanh bị phong tỏa vì Covid-19.
“Không những là một loại cây nông nghiệp, cây trầu còn có giá trị văn hóa đối với người Ấn Độ. Đó là lý do chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu khi nhận được lời kêu cứu từ những người nông dân”, bà Bindu kể. “Thực tế, lá trầu không có thể chế biến thành khá nhiều sản phẩm nhưng ý tưởng socola hương trầu đã thu hút tôi ngay từ lần đầu tiên nghe đến”.
Giải thích về quy trình sản xuất socola hương trầu, bà Bindu cho biết lá trầu không sẽ được sấy khô, nghiền thành bột và trộn với các thành phần khác của thanh socola. “Sản phẩm của chúng tôi không những ngon mà còn tốt cho sức khỏe, chúng có tác dụng kháng khuẩn rất tốt”, bà nhấn mạnh.
Trầu là một trong những loại cây có vai trò quan trọng trong kinh tế lẫn văn hóa Ấn Độ. Người Ấn Độ thường dùng trầu làm thuốc hút hoặc lễ vật khi cúng thần, cử hành hôn lễ. Ở bang Karrnataka, có hơn 7.000 ha đất được sử dụng để trồng trầu. Trồng còn được trồng đặc biệt nhiều ở huyện Ramanagara và ngoại ô thành phố Bengaluru của Ấn Độ.
Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm
Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.