Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dốc Nhà Làng cùng giá trị tinh thần bảo tồn theo thời gian

Kết hợp hài hòa giữa ký ức của gần nửa thế kỷ và nét vẽ nghệ thuật, dốc Nhà Làng giúp người dân Đà Lạt lưu giữ, bảo tồn những giá trị tinh thần về văn hóa và lịch sử.

Từ trước năm 1953, dốc Nhà Làng đã là con đường tắt quen thuộc của người dân Đà Lạt. Trải qua hơn nửa thế kỷ, con dốc nhỏ chứng kiến bao thế hệ người Đà Lạt sinh ra, lớn lên, rời đi và trở về. Trong tâm thức của người dân, bên cạnh đồi thông lãng đãng sương trắng, cung đường rực rỡ sắc hoa, con dốc xưa cũ là một phần không thể tách rời.

Dù nép mình khiêm tốn bên những thơ mộng của phố núi, dốc Nhà Làng vẫn toát lên một vẻ đẹp rất riêng, bình dị nhưng lãng mạn, êm đềm nhưng có chiều sâu của ký ức. Rung cảm trước điều này, các họa sĩ của tổ chức “Phố bên đồi” đã điểm xuyết nơi đây bằng những tác phẩm độc đáo, đánh thức không gian nghệ thuật tiềm ẩn hai bên bậc thềm tam cấp rêu phong.

Tô điểm đời sống bằng nghệ thuật

Giữa nhịp sống chậm rãi của Đà Lạt, với 19 bức tường, tổng diện tích 2.000 m2 được tô vẽ từ 30 bức tranh nhiều màu sắc, con dốc nhỏ trở thành điểm nhấn nghệ thuật tinh tế, đủ tươi sáng để nổi bật, nhưng cũng đủ ý nhị để hòa vào những ngõ phố thanh bình. Sẽ không quá khi gọi dốc Nhà Làng là phố nghệ thuật của Đà Lạt.

Phố nghệ thuật này càng trở nên có hồn khi được thổi vào sức sống của tiếng đạp máy đều đều từ tiệm may nhỏ nơi triền dốc; lò bánh căn nghi ngút khói tỏa hương thơm phức; hay mớ rau tươi của cụ bà hàng rong ngồi tựa lưng vào bờ đá…

Dù cần mẫn với công việc thường nhật, họ vẫn dành chút thời gian để chiêm nghiệm những nét vẽ đa sắc màu, tìm về những điều thân quen của Đà Lạt. Họ chào đón hình ảnh mới của con dốc như đang được chiêm ngưỡng một xưởng mỹ thuật đồ sộ ngay tại nơi mình sống.

“Con dốc như có thêm sức sống, nhìn vui vui, hài hòa, đủ màu sắc đa dạng. Nếu ví như một con người, thì giờ đây con dốc đã trở nên năng động, khiến mọi người xung quanh thích thú và hào hứng”, chị Vui (người dân dốc Nhà Làng) chia sẻ.

Tái hiện những mảnh ghép đẹp về Đà Lạt

Dọc theo những bậc thềm tam cấp phủ rêu, người dân nơi đây không chỉ lạc vào miền nghệ thuật, mà còn được thưởng thức những thước phim quay chậm - tìm lại những mảnh ký ức rất đẹp về Đà Lạt.

Nhìn ngắm bức tranh trường nữ Bùi Thị Xuân, các bà, các cô luôn bồi hồi nhớ về những kỷ niệm trong trẻo của thời thiếu nữ. Hay bức tranh về những quả đồi đan xen các công trình từ trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Nhà thờ Con Gà, đến quảng trường Lâm Viên, đã tái hiện một thành phố nên thơ, có bề dày lịch sử nhưng nhiều đổi mới, tạo cho người xem nhiều nhớ thương cũng như tự hào.

Đôi khi, người dân còn bắt gặp chính mình qua mỗi tác phẩm. Đó là hình ảnh người Đà Lạt cổ choàng khăn, tay đeo găng thư thả dạo phố, thanh lịch và phóng khoáng. Hoa dã quỳ nở đầu đông, mai anh đào bung cánh đầu xuân, nhưng tại con dốc này, thời điểm nào các loài hoa biểu trưng của Đà Lạt cũng rực rỡ khoe sắc.

Khiến du khách bồi hồi, lưu luyến

Tổng hòa giữa nét vẽ sáng tạo và cảnh quan thơ mộng, giữa nghệ thuật và đời sống, dốc Nhà Làng trở thành điểm đến mới lạ dành cho du khách trong và ngoài nước. Nơi đây giống như một bảo tàng nghệ thuật - mô hình thu nhỏ của phố núi mộng mơ, để du khách tìm đến trải nghiệm nét văn hóa, lịch sử đặc sắc.

Doc Nha Lang anh 7

Dốc Nhà Làng trở thành điểm check-in mới tại Đà Lạt.

Sau khi được tô điểm, dốc Nhà Làng có phần sôi động hơn khi nhiều người tìm đến check-in và chụp ảnh. Điều này không làm người dân nơi đây cảm thấy phiền hà, mặt khác còn khiến họ trở nên hào hứng hơn, khi lúc nào cũng được nghe tiếng cười đùa rộn rã.

Khi nghệ thuật giúp gìn giữ văn hóa

Giờ đây, giữa thành phố ngàn hoa, hạt mầm nghệ thuật từ từ đâm chồi trên những mảng tường tươi sáng hai bên con dốc nhỏ; trở thành sợi dây kết nối giữa người thợ sơn phết, họa sĩ và người dân.

Nhờ người thợ cần mẫn cạo trét, những mảng tường loang lổ trở nên bằng phẳng, tinh tươm như giấy; để từ đó người họa sĩ mới thỏa sức thả những nét vẽ bay bổng, đưa sắc màu rực rỡ trải rộng khắp nơi.

Dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ, nghệ thuật tưởng xa xỉ, bỗng trở nên gần gũi với người dân. Họ cũng có đam mê riêng dành cho cái đẹp, điều đó không thể hiện bằng cọ vẽ, mà nằm ở ý thức gìn giữ những bức tranh như bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Mỗi người một việc, họ tô vẽ thành phố theo những cách riêng, nhưng tất cả đều dựa trên tình yêu chân thành dành cho Đà Lạt. Điều này tạo nên nguồn cảm hứng lớn, để mỗi du khách ghé đến đây đều mong muốn chung tay bảo tồn giá trị tinh thần của con dốc và quảng bá nét đẹp của Đà Lạt đến thế giới.

Doc Nha Lang anh 10

Dự án “Tôi vẽ thành phố tôi” tô điểm dốc Nhà Làng bởi sơn Kova.

Trong suốt quá trình tô điểm cho dốc Nhà Làng, sơn Kova đã luôn đồng hành cùng các họa sĩ, thợ thi công và người dân với dự án “Tôi vẽ thành phố tôi”. Bằng sản phẩm sơn chất lượng, Kova đã góp phần nuôi dưỡng sức sống nghệ thuật bằng sắc màu sống động và bền bỉ. Thông qua đó, Kova lan tỏa ý thức xây dựng thành phố ngàn hoa xanh, sạch đẹp.

“Tôi vẽ thành phố tôi” là chiến dịch do sơn Kova thực hiện để đồng hành cùng các họa sĩ đến từ dự án “Phố bên đồi”, tô vẽ 19 bức tường của dốc Nhà Làng với hơn 30 bức bích họa gần gũi với đời sống người dân, thân thiện với cảnh quan Đà Lạt.

Sơn Kova mong rằng, dự án không chỉ tô điểm cho con dốc Nhà Làng mà còn lan tỏa tình yêu, ý thức xây dựng và bảo vệ Đà Lạt, để thành phố luôn rực rỡ, sạch đẹp, mang đến hạnh phúc cho người dân và du khách.

Để theo dõi hành trình của “Tôi vẽ thành phố tôi”, khám phá nét đẹp của dốc Nhà Làng, độc giả xem thêm tại fanpage Nhà sau mưa; tìm hiểu về sơn Kova truy cập tại website www.kovapaint.com.

Giang Hoàng Lam

Bình luận

Bạn có thể quan tâm