Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Độc thần kiếm - binh khí nổi tiếng của vị vua nước Việt

Theo sử sách, độc thần kiếm có thể chém sắt. Đây là một trong những binh khí nổi tiếng của quân vương nước Việt.

Doc than kiem anh 1

Câu 1. Vua nào nước ta từng sử dụng độc thần kiếm?

  • Lê Lợi
  • Nguyễn Huệ
  • Nguyễn Nhạc
  • Mạc Đăng Dung

Theo sách "Võ nhân Bình Định", độc thần kiếm là binh khí của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Đây là cây kiếm sắc, có thể chém sắt. Độc thần kiếm là thanh cổ kiếm mà Nguyễn Nhạc tình cờ mua được lúc đi buôn trầu trên thượng nguồn sông Côn, khi ông và hai em trai còn chưa dựng cờ khởi nghĩa.

Doc than kiem anh 2

Câu 2. Thái Đức hoàng đế từng tặng cây kiếm này cho ai?

  • Thầy dạy
  • Anh kết nghĩa
  • Em trai
  • Con trai

Sau khi có được bảo vật, Nguyễn Nhạc mang về tặng cho thầy Trương Văn Hiến. Trương Công biết là kiếm quý, đem cất kỹ. Khi Nguyễn Nhạc xây dựng xong cơ sở chiến đấu, xuống An Thái thăm thầy và vấn kế, Trương Công trả lại thanh kiếm cho Tây Sơn vương để làm đại sự.

Doc than kiem anh 3

Câu 3. Thái Đức Hoàng đế quê gốc ở đâu?

  • Nghệ An
  • Bình Định
  • Quảng Nam
  • Phú Yên

Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc là anh trai của Quang Trung - Nguyễn Huệ và Đông Định vương Nguyễn Lữ. Tổ tiên ông vốn người Nghệ An, sau này mới chuyển vào vùng đất Bình Định sinh sống.

Doc than kiem anh 4

Câu 4. Tổ tiên Nguyễn Nhạc mang họ gì?

  • Trần
  • Hồ

Tổ tiên Nguyễn Nhạc họ Hồ, đến đời cha ông mới đổi sang họ Nguyễn.

Doc than kiem anh 5

Câu 5. Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa năm nào?

  • 1765
  • 1770
  • 1771
  • 1772

Theo sách giáo khoa lịch sử Việt Nam, cuối thế kỷ 18, xã hội rơi vào cảnh vô cùng rối ren. Ở Đàng Trong, chính quyền chúa Nguyễn suy yếu, quyền thần Trương Phúc Loan nổi lên thao túng, lòng dân oán thán. Trước bối cảnh đó, năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn (Bình Định).

Doc than kiem anh 6

Câu 6. Nguyễn Nhạc từng làm gì để hạ thành Quy Nhơn?

  • Để quân lính bắt nộp cho đối phương
  • Để quân lính đánh đòn
  • Hối lộ vàng bạc
  • Bãi binh

Năm 1773, để đánh chiếm thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc tự ngồi vào cũi cho quân lính khiêng tới nộp cho Nguyễn Khắc Tuyên, giả làm quân lính phản Tây Sơn, bắt tướng "giặc" về hàng chúa Nguyễn. Khắc Tuyên tin là thật, cho quân áp giải Nguyễn Nhạc vào. Nửa đêm, quân Tây Sơn trá hàng mở cũi cho Nguyễn Nhạc, ông cùng binh lính nổi dậy phối hợp quân từ ngoài ùa vào đánh chiếm thành Quy Nhơn.

Doc than kiem anh 7

Câu 7. Sau khi làm vua, Nguyễn Nhạc đóng đô ở đâu?

  • Phú Xuân (Huế)
  • Trà Kiệu (Quảng Nam)
  • Đồ Bàn (Bình Định)
  • Thị Nại (Quy Nhơn)

Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Thái Đức, đóng đô ở thành Đồ Bàn (Bình Định). Từ đây, thành Đồ Bàn còn có tên là thành Hoàng đế.

Doc than kiem anh 8

Câu 8. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Nguyễn Nhạc?

  • Tử trận
  • Ốm chết
  • Bị bức tử
  • Bị trả thù

Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc ở ngôi được 10 năm (1778-1788), sau đó tự hạ xuống xưng là Tây Sơn vương được 5 năm (1788-1793) thì ốm chết.

Vua Quang Trung dẫn quân chạy bộ từ Huế ra Thăng Long thế nào? Suốt 230 năm, câu hỏi về Nguyễn Huệ cùng đội quân Tây Sơn hành quân thần tốc như thế nào để “đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng tri hữu chủ” vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi.

Hai cha con anh hùng nổi tiếng nhất miền Nam thế kỷ 19

Bình Tây Đại nguyên soái là thủ lĩnh chống Pháp cuối thế kỷ 19. Ông nổi tiếng là người nghĩa dũng, cương trực, được người đời khâm phục, mến mộ.

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm